Nội dung bài viết
Các cặp forex, đồng Euro giảm giá so với dollar Mỹ trong phiên thứ hai liên tiếp vào thứ Ba, giảm 0,3% so với giá đóng cửa tại London. Một lần nữa, như đã nói trong bài viết trước, đây là một động thái đã được phân tích, theo đó:
EUR/USD
Trên khung thời gian tuần, EUR/USD đã chạm ngưỡng kháng cự mạnh tại 1,1473 – 1,1583, mức hỗ trợ/kháng cự hoạt động kể từ cuối năm 2017. Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng giá bị từ chối và tiếp diễn xu hướng giảm dài hạn khi EUR/USD đạt đỉnh tại 1,2350 vào đầu Tháng 1 (năm 2021). Điều này cũng được củng cố bởi xu hướng giảm dài hạn của khung thời gian hàng tháng (một số người gọi là xu hướng giảm “chính”) kể từ giữa năm 2008.
Trên khung thời gian hàng ngày, chúng ta có thể thấy EUR/USD đã chạm ngưỡng kháng cự trên khung tuần tại 1,1483 ngày 14 tháng 1 (như đánh dấu trên biểu đồ). Hơn nữa, chỉ báo RSI (một thước đo phổ biến của động lượng) đã bắt đầu hướng xuống dưới kể từ khi chạm ngưỡng kháng cự kéo dài 8 tháng ở mức 63,66. Vùng giá cần chú ý tiếp theo là vùng hỗ trợ tại 1,1369 – 1,1309. Đây cũng là vùng hỗ trợ giao với đường xu hướng giảm tính từ mức đỉnh tại 1,2254.
Đầu phiên Châu Âu vào thứ Ba, EUR/USD đã giảm về ngưỡng giá tâm lý 1,14, đây cũng là vùng giá Fibonacci trong khoảng 1,1392 đến 1,1400. Nếu EUR/USD không thể bứt phá bên trên khu vực 1,1434 thì EUR/USD có thể giảm xuống mức 1,1365 – vùng hỗ trợ theo mô hình Quasimodo. Các nhà giao dịch cần lưu ý rằng mức giá 1,1365 cũng là vùng hỗ trợ trên khung thời gian H4 từ 1,1386 – 1,1355 (nằm bên trên ngưỡng hỗ trợ khung thời gian ngày tại 1,1369 – 1.1309), vùng giá này đang được tiếp cận bởi mô hình cờ tăng trên khung thời gian H4. Điều quan trọng cần lưu ý là khung thời gian H4 và H1 đang cho thấy một xu hướng tăng ngắn hạn.
Việc không lực mua mạnh tại vùng giá 1,14 trên khung H1 có thể sẽ đẩy EUR/USD quay trở lại mức hỗ trợ 1,1365. Nơi đây có thể thu hút phe mua bởi đây là vùng giá nằm trong vùng hỗ trợ của khung H4 từ 1,1386 – 1,1355 (vùng giá này nằm ngay trên vùng hỗ trợ của khung thời gian ngày tại 1,1369 – 1,1309).
>> Tìm hiểu thêm: Euro thu hút một ít lực cầu trước thềm quyết định lãi suất ECB
AUD/USD
AUD/USD đã có mức tăng nhẹ so vào ngày giao dịch thứ Ba, trong phạm vi hẹp từ 0,7138 đến 0,7107 trong phiên giao dịch châu Âu, nằm trong một tam giác tăng dần trên biểu đồ H1. Đây thường được coi là một mô hình tiếp diễn xu hướng, mặc dù hành vi giá đang cung cấp các cấu trúc đảo chiều.
Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng và nhu cầu USD tăng dường như đã đè nặng lên đồng dollar Úc. Tuy nhiên, các khía cạnh phân tích kỹ thuật lại cho thấy quan điểm khác.
Mức kháng cự chính của khung thời gian hàng ngày nằm trong phạm vi từ 0,7196 – 0,7151. Vùng này cũng được ủng hộ bởi vùng kháng cự của khung thời gian H4 tại 0,7169 – 0,7187 (vùng kháng cự của đường xu hướng giảm tính từ mức đỉnh 0,7314 và cũng là vùng kháng cự/hỗ trợ theo mô hình Quasimodo tại 0,7196 [vùng màu xanh lá cây]) và ngưỡng kháng cự cơ bản của khung thời gian H1 là 0,7177 – 0,7164.
Điều quan trọng cần lưu ý là chỉ báo RSI trên khung thời gian hàng ngày đang đi ngang trước đường trung tâm 50,00 và RSI H1 đang ở ngưỡng quá mua.
Các mức kháng cự giá đã nêu trên cũng được ủng hộ trên khung thời gian tuần và ngày với xu hướng giảm chính kể từ tháng 2 năm 2021 và xu hướng giảm dài hạn trên khung thời gian hàng tháng kể từ khi bật lên từ mức đáy tháng 8 năm 2021.
Dựa trên các điều kiện hiện tại, trên khung thời gian H1, AUD/USD có thể bứt phá lên trên mô hình tam giác tăng hiện tại. Mục tiêu lợi nhuận của mô hình (hình chữ nhật màu xanh lam) có thể hướng tới mức kháng cự tại 0,7177 – 0,7164.
Do đó, về ngắn hạn, AUD/USD có thể tăng cao hơn, hướng tới vùng 0,7196 và 0,7151.
USD/JPY
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng và nhu cầu USD tăng nhẹ đã đẩy USD/JPY tăng trong phiên giao dịch hôm qua.
Về mặt kỹ thuật, việc tăng giá này không gây bất ngờ.
Cùng điểm qua những điểm đáng chú ý sau đây.
Xu hướng cơ bản đã tăng kể từ đầu năm 2021. Khung thời gian hàng tuần cho thấy USD/JPY đang tiếp cận vùng Fibonacci mở rộng 1,272% tại 116,09. Vùng hỗ trợ đáng chú ý trên khung thời gian tuần tại 102,59.
Mô hình hai đáy trên khung thời gian hàng ngày (113,48) cũng cho thấy USD/JPY có thể hướng tới vùng kháng cự theo mô hình Quasimodo tại 116,33, nằm ngay trên kháng cự khung thời gian tuần đã nói trên. Chỉ báo RSI cũng ủng hộ cho việc tăng giá khi đang phục hồi từ ngưỡng hỗ trợ 40,00 – 50,00.
Thêm vào đó, khung thời gian H4 cho thấy mô hình AB = CD có thể hoàn thành và hướng tới ngưỡng kháng cự trên khung thời gian ngày 116,33, vùng này nằm dưới mức Fibonacci mở rộng 1,618% tại 116,60.
Mức hỗ trợ chính trên khung thời gian H1 tại 114,90 – 115,01 hoạt động khá tốt trong các phiên giao dịch gần đây, nằm ngay tại mức hỗ trợ tâm lý 115,0. Mức kháng cự chính trên khung H1 tại 115,68 đang khiến cho việc tiếp diễn xu hướng tăng gặp khó khăn khi bên trên là các kháng cự mạnh như mức kháng cự tâm lý 116,0 và mức Fibonacci 100% tại 116,20. Các nhà giao dịch cũng cần để ý trên khung thời gian H4 mức 116,20 cũng sẽ hoàn thành mô hình AB = CD (mũi tên màu đen).
Hiện tại, xu hướng dài hạn vẫn là tăng và USD/JPY trên khung thời gian H1 đang tiến tới mức kháng cự 115,68 và có thể là 116,0.
Khung thời gian H4 cho thấy USD/JPY có thể hướng tới mức 116,33 để hoàn thành mô hình AB = CD. Điều này, cùng với mức kháng cự hiện tại của khung thời gian hàng tuần tại 116,09, mang lại mục tiêu chốt lời cho các vị thế mua hiện tại. Nếu vùng 115,68 và 116,0 bị phá vỡ trên khung H1 thì đây được coi là một tín hiệu tăng và việc điều chỉnh từ mức này chính là một tín hiệu bắt đáy cho phe mua.