Giá Bitcoin và vốn hóa thị trường tiền điện tử đã dao động trong một phạm vi rất hẹp kể từ chiều ngày thứ Sáu tuần trước (3/3) tới nay. Bitcoin hiện đang neo quanh ngưỡng 22.300 USD, trong khi vốn hóa thị trường tiền số dao động ở mức 1,03 nghìn tỷ USD.

Nội dung bài viết
Giá Bitcoin tiếp tục siết chặt
Giá Bitcoin đã giao dịch trong một phạm vi hẹp kể từ khi tin tức về cuộc khủng hoảng Silvergate lan tràn trên thị trường vào ngày 2 tháng 3. Các đợt bán tháo đột ngột đã đẩy BTC xuống dưới mô hình kênh song song tăng dần như được thấy trong biểu đồ bên dưới.
Mặc dù động thái này dự báo xu hướng tăng của Bitcoin đang suy yếu, thậm chí có thể đảo chiều sang xu hướng giảm, nhưng điều này cần phải được xác nhận thêm. Trong thời gian chờ đợi, những người tham gia thị trường có thể kỳ vọng giá Bitcoin sẽ kích hoạt một đợt phục hồi lên các đường trung bình động hàm mũ (EMA) và đường trung bình động đơn giản (SMA) trên biểu đồ bốn giờ lần lượt ở mức 22.861 USD và 23.199 USD.
Việc giá Bitcoin bị từ chối tại đây sẽ là dấu hiệu đầu tiên cho thấy phe gấu đang giành quyền kiểm soát. Áp lực bán tăng đột biến có thể khiến giá Bitcoin giảm xuống mức hỗ trợ quan trọng tiếp theo là 21.625 USD. Trong một số trường hợp, giá Bitcoin thậm chí có thể giảm sâu hơn xuống đường EMA 200 ngày ở mức 21.268 USD.
Trong kịch bản xấu nhất, đồng tiền số này có thể chạm đường SMA 200 ngày ở mức 19.716 USD.

Ngược lại, việc Bitcoin phục hồi và tạo ra một nến đóng cửa ngày trên ngưỡng 23.199 USD, đồng thời lật nó thành hỗ trợ, sẽ làm mất hiệu lực luận điểm giảm giá trên. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chờ BTC vượt qua mức tâm lý 25.000 USD để xác nhận kịch bản tăng giá này.
Trong trường hợp đó, giá Bitcoin có thể nhắm mục tiêu đến ngưỡng cản lớn tiếp theo ở 28.000 USD.
Giá Ethereum lại sụp đổ
Giá Ethereum (ETH) không thể vượt qua ngưỡng cản 1.677 USD trên biểu đồ hàng tháng sau nhiều tuần cố gắng. Việc thiếu vắng động lượng, kết hợp với FUD của Silvergate, đã khiến ETH giảm 7% vào ngày 2 tháng 3. Kể từ đó, ETH đã được củng cố trong phạm vi giao dịch hiện tại.
Khi phạm vi giao dịch này dần bị siết chặt, có 2 kịch bản có thể xảy ra cho ETH. Hoặc là ETH sẽ phục hồi lên tới ngưỡng 1.600 USD trước khi tiếp tục giảm xuống còn 1.400 USD. Hoặc là giá sẽ giảm xuống từ quá trình hợp nhất hiện tại xuống còn 1.400 USD.
Mức 1.429 USD là điểm giữa của phạm vi được tạo ra khi ETH tăng 42% vào đầu tháng 1. Do đó, đây là ngưỡng quan trọng mà phe bò ETH cần bảo vệ. Việc không giữ được rào cản này có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh mạnh, đẩy giá ETH về mức 1.331. Một động thái như vậy sẽ cấu thành mức giảm 15% so với giá hiện tại của ETH.

Nếu giá Ethereum bật mạnh trở lại trước áp lực mua tăng đột biến và lật mức 1.677 USD thành mức hỗ trợ sàn, thì luận điểm giảm giá trên sẽ bị vô hiệu.
Trong trường hợp này, ETH có thể cố gắng tăng lên ngưỡng 1.800 USD hoặc cao hơn.
Giá XRP đang chịu nhiều áp lực
Cách đây không lâu, đã có dự đoán rằng Ripple (XRP) có thể đạt mức cao mới trong năm nay và thậm chí còn vượt qua mức 0,48 USD khi đồng tiền số này chứng kiến một đợt phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, tâm lý thị trường có thể nhanh chóng thay đổi chỉ sau một đêm khi phe bò bắt đầu chốt lời sau đợt phục hồi trong tháng 1. Với hành vi chốt lời liên tục, phe bò XRP đã tự bê đá đập chân mình và khiến XRP giảm xuống còn 0,37 USD.
Giá XRP có thể tiếp tục giảm xuống khi một vài sự kiện rủi ro lớn sắp xảy ra trong tuần này. Những lời bình luận trong 2 phiên điều trần của Chủ tịch ngân hàng trung ương Mỹ Jerome Powell vào thứ Ba và thứ Tư có thể đẩy XRP về mức 0,34 USD, nếu chúng góp phần xác nhận rằng lạm phát Mỹ vẫn ở mức cao và FED sẽ phải duy trì kế hoạch tăng lãi suất cao hơn dự kiến. Cùng với đó, số liệu việc làm mạnh hơn dự kiến được công bố vào thứ Sáu có thể củng cố khả năng FED sẽ tăng lãi suất lên cao hơn. Điều này có thể đẩy XRP chạm đáy ở mức 0,3 USD.

Tuy nhiên, nếu những lời bình luận của ông Powell xác nhận rằng lạm phát vẫn đang giảm thì XRP có thể bật lên cao hơn. Trong trường hợp này, XRP sẽ nhanh chóng đạt ngưỡng 0,42 USD và vượt qua mức mục tiêu 0,48 USD vào cuối tháng 4.