Đối với những loại thị trường khác nhau bạn có giao dịch giống nhau không? Thực tế không phải thị trường nào cũng có những đặc điểm giống nhau, đòi hỏi bạn phải linh hoạt trong phong cách giao dịch để phù hợp với từng thị trường. Hôm nay, TopbrokerVn sẽ giới thiệu cho bạn cách thay đổi phong cách giao dịch của mình cho phù hợp với từng loại thị trường. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Phong cách giao dịch của bạn là gì?
Nếu bạn cảm thấy bị hấp dẫn bởi thị trường Forex và muốn thử giao dịch thì một trong những điều đầu tiên bạn phải quyết định đó là bạn muốn bản thân trở thành nhà giao dịch như thế nào. Bạn có thích giao dịch trong môi trường như giờ công sở, nơi mà bạn phải ngồi từ 9h sáng tới 5h chiều mà không nhận được bất cứ tin nhắn văn bản hoặc cuộc gọi vào giữa đêm để bàn về các vấn đề liên quan đến các lệnh dừng lỗ không? Nếu câu trả lời của bạn là “có” thì có lẽ là bạn sẽ thích hợp làm một “nhà giao dịch ban ngày” hơn đấy.
Còn nếu như bạn có thiên hướng về kỹ thuật? Bạn thích quan sát các chỉ báo như các đường trung bình động và các thoái lui Fibonacci, không quá quan tâm tới các vấn đề cơ bản và dòng chảy tài chính, vậy thì có lẽ bạn hẳn sẽ là một “nhà giao dịch kỹ thuật” thuần túy.
Bạn không cảm thấy vấn đề gì khi phải đối mặt với rủi ro và có khả năng chịu đựng tốt (có “tinh thần thép”) để có thể tiếp tục nắm giữa các vị thế trong hoàn cảnh phát sinh nhiều đợt chao đảo giá, vậy thì bạn có thể là một nhà giao dịch dài hạn.
Hay bạn vẫn đang phân vân không biết phong cách cá nhân của mình là gì thì rồi bạn cũng sẽ khám phá ra được phong cách phù hợp với bản thân nhất thôi (đôi khi quá trình này đòi hỏi bạn phải bỏ ra chi phí). Một số trang web cung cấp danh sách các ví dụ về phong cách giao dịch (nhà giao dịch vị thế, nhà giao dịch kỹ thuật, nhà giao dịch theo ngày, nhà giao dịch theo xu hướng, v.v.) đi kèm các ví dụ về các nhà giao dịch nổi tiếng sử dụng phong cách đó (Warren Buffet, Paul Tudor Jones, George Soros, Paul Rotter, …).
Các ví dụ như vậy có chứa thông tin khá chi tiết về từng loại hình cụ thể, nhưng lại thiếu đi tính khái quát và đơn giản hóa . Chúng ta sẽ đi vào chi tiết hơn về một số chiến lược này trong các bài học tiếp theo của chương này.
Thay đổi phong cách giao dịch phù hợp với từng loại thị trường
Ngắn hạn vs Dài hạn
Hầu hết các nhà giao dịch đầu cơ trên thị trường ngoại hối giao ngay sẽ là các nhà giao dịch theo ngày hoặc nắm giữ các vị thế giao dịch có tính chất ngắn hạn. Các nhà giao dịch này muốn tham gia vào và sau đó thoát ra khỏi một giao dịch trong ngày hoặc trong tuần, hoặc nhiều nhất cũng chỉ là hai hay ba tuần.
Các nhà giao dịch theo ngày và nhà giao dịch scalping sẽ thường được xếp vào nhóm giao dịch ngắn hạn, mặc dù cũng vẫn có các nhà giao dịch kỹ thuật có mặt trong nhóm này.
Các chiến lược khác (bao gồm giao dịch kỹ thuật) sẽ được xếp vào nhóm giao dịch dài hạn với thời gian nắm giữ có thể từ vài tuần đến vài tháng, thậm chí đến một năm hoặc hơn (tùy thuộc vào khoảng thời gian cho vị thế này).
Khối lượng giao dịch: Lớn vs Nhỏ
Khi tham gia vào một vị thế giao dịch, sau khi đã quyết định mua hoặc bán loại tiền nào, nhà giao dịch phải quyết định xem nên nắm giữ vị thế có kích thước ra sao (trong giới hạn được quy định bởi ngân hàng, tổ chức hoặc nền tảng mà nhà giao dịch đó tham gia).
Một số nhà giao dịch khi muốn mạo hiểm tham gia giao dịch với một cặp tiền tệ tại thời điểm chỉ còn cách 5 phút là đến lúc các thông tin quan trọng được tung ra (chẳng hạn như phát hành bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ hoặc thông báo mới của Ngân hàng Trung ương Châu Âu) sẽ hay chọn khối lượng giao dịch nhỏ, thường rơi vào khoảng từ 1/4 cho tới dưới 1/2 của X (trong đó X là mức giới hạn của giao dịch).
Nguyên nhân mà các nhà đầu tư lại đưa ra quyết định như trên là bởi các giao dịch này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đồng thời cũng có cơ hội mang về một nguồn lợi nhuận lớn. Có thể nói quyết định mạo hiểm này giống như chúng ta tung đồng xu vậy, được ăn cả – ngã về không. Kể cả khi nhà giao dịch tự tin rằng mình đã nắm rõ được cách mà thị trường sẽ phản ứng khi thông tin được tung ra hoặc khi có quyết định từ phía Ngân hàng trung ương thì rủi ro vẫn là quá lớn nếu nhà đầu tư này tiến hành các giao dịch khối lượng lớn.
Ở chiều ngược lại, chúng ta hãy cùng xem xét ví dụ về một cặp tiền tệ đã giảm xuống rất sâu so với mức giá mà thị trường coi là hợp lý. Ngoài ra, các vị thế đầu cơ đều rất ngắn và biều đồ cho thấy tiền tệ này đang trong tình trạng bị bán quá mức. Trong tình huống này, các nhà giao dịch có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi giao dịch với mức gần như chạm ngưỡng giới hạn.
Mẹo: Rất khó để phục hồi từ một vị thế thua lỗ. Các nhà giao dịch thường có xu hướng bị hoảng loạn và đưa ra các quyết định tồi tệ khi rơi vào cảnh đầu tư thua lỗ. Tốt hơn hết là bạn hãy bắt đầu giao dịch với khối lượng nhỏ trước, sau khi đã gặt hái được thành công rồi thì mới dần tăng khối lượng giao dịch lên. Việc tiến hành giao dịch với khối lượng lớn ngay trước khi có sự kiện quan trọng diễn ra luôn là một ý tưởng tồi tệ. Bạn nên kiên nhẫn chờ đợi thời cơ khi các chỉ báo kỹ thuật, chỉ báo cơ bản và dòng chảy tài chính diễn biến theo xu hướng có lợi cho đồng tiền tệ này rồi mới tiến hành đổ lượng lớn tài sản vào đầu tư.
Chiến lược kết hợp
Hầu hết các nhà giao dịch, dù là ngắn hạn hay dài hạn đều sử dụng kết hợp các chiến lược khác nhau. Một nhà giao dịch trong ngày có thể quyết định rằng mức giá của đồng Euro quá thấp khi dựa vào các chỉ báo cơ bản. Tuy nhiên, nếu cặp tiền tệ này đang được giao dịch dưới mức hỗ trợ kỹ thuật quan trọng thì nhà giao dịch có thể lựa chọn không mua vào.
Tương tự như vậy, một nhà giao dịch chênh lệch lãi suất có thể sẽ muốn mua vào cặp Euro-Yen nhưng lại thấy cần phải đợi tới khi cuộc họp của Ngân hàng Nhật Bản kết thúc trước khi tiến hành giao dịch để phòng ngừa trường hợp Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ hành động khác với dự đoán và theo xu hướng chủ chiến hơn là ôn hòa.
Các nhà giao dịch dài hạn thì lại có thể thích bán ra đồng Euro hơn bởi lẽ họ cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ vượt trội hơn so với nền kinh tế của khu vực Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, nếu như đã có nhiều giao dịch bán ra đồng Euro rồi thì các nhà giao dịch dài hạn sẽ thường lựa chọn chờ đợi cho tới khi đồng Euro chạm đến mức kháng cự kỹ thuật quan trọng rồi mới tiến hành các giao dịch bán ra đồng Euro.
Nên lựa chọn chiến lược nào và tại thời điểm ra sao?
Có những thời điểm mà các loại tiền tệ không hề biến động hoặc chỉ dao động trong một phạm vi nhất định và tình trạng này có thể diễn ra trong vài ngày cho tới vài tháng. Trong các trường hợp như vậy, việc căn cứ vào xu hướng có biến động trên phương diện vĩ mô hay khi tâm lý thị trường có các thay đổi căn bản hơn để tiến hành đặt vị thế sẽ là không hợp lý.
Các nhà giao dịch trong ngày sẽ được thỏa sức tung hoành trong môi trường nay vì họ đã trở nên lão luyện trong việc phát hiện các xu hướng ngắn hạn. Trong giao dịch có phạm vi nhất định, các phân tích kỹ thuật có xu hướng thay đổi theo khi biến động ở mức thấp.
Trong môi trường có xu hướng rõ ràng, các chỉ báo kỹ thuật như đường trung bình động 200 ngày hoặc Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI trên 70 hoặc dưới 30) sẽ có xu hướng đóng vai trò lớn hơn. Tuy nhiên, khi thị trường không có xu hướng rõ ràng thì sử dụng chiến lược quan sát đường trung bình động có khung thời gian 55 ngày hoặc thậm chí là 5 hoặc 10 ngày sẽ có hiệu quả hơn.
Khung thời gian mặc định cho chỉ báo RSI là 14 ngày, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giảm hoặc tăng thông số này theo ý mình để giúp tăng (giảm) độ nhạy. Khi thị trường tiền tệ không biến động, một số nhà giao dịch sẽ sử dụng mua vào loại tiền tệ có tỷ suất sinh lời cao hơn (ví dụ: tiền tệ A) và bán ra loại tiền tệ có tỷ suất sinh lời thấp hơn (tiền tệ B). Đây chính là một ví dụ về “giao dịch chênh lệch lãi suất”. Mỗi ngày trôi qua, giao dịch nêu trên sẽ tạo ra lợi nhuận từ mức chênh lệch lãi suất giữa đồng tiền A và B. Mặc dù giá giao ngay có thể không biến động nhiều nhưng các nhà giao dịch vẫn sẽ tạo ra được lợi nhuận theo thời gian nếu sử dụng chiến lược chênh lệch lãi suất.
Vào các thời điểm khác sẽ có các xu hướng mang tầm vĩ mô nổi lên (chẳng hạn như khi ngân hàng trung ương bắt đầu tiến hành một loạt động thái cắt giảm hoặc gia tăng lãi suất). Nếu Ngân hàng Trung ương A đang tăng lãi suất và Ngân hàng Trung ương B đang giữ hoặc giảm lãi suất, việc mua vào đồng tiền A sẽ hợp lý hơn so với mua vào đồng tiền B.
Trong đợt khủng hoảng tài chính Mỹ và sau đó là khủng hoảng khu vực đồng Euro , một khi việc lãi suất tại các quốc gia phát triển sẽ duy trì ở mức thấp trong một thời gian dài trở nên rõ ràng, các nhà đầu tư đã chuyển hướng sang các nền kinh tế mới nổi để tìm kiếm lợi nhuận. Trên thực tế thì vào thời điểm năm 2008, việc đợt xu hướng trên sẽ duy trì trong thời gian dài vẫn là viễn cảnh chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên thì các thị trường mới nổi đã được hưởng lợi từ điều này trong khoảng gần năm năm.