Thị trường hàng hóa phái sinh nói riêng và đầu tư nói chung luôn chứa đựng những rủi ro nhất định.
Đa số những ai không tham gia vào thị trường này vì nghĩ rằng giá cả hàng hóa khó thể nào kiểm soát được. Điều đó có thể đúng; một số ít nhà đầu tư khác có sự hiểu biết về hàng hóa và sẵn sàng tham gia vào “đấu trường” đầu cơ, chấp nhận rủi ro và cũng thu được lợi nhuận hấp dẫn từ thị trường hàng hóa mang lại.
Các nhà đầu tư chuyên nghiệp đều hiểu rằng: Biến động và Rủi ro là 2 nhân tố quan trọng tạo ra nhiều cơ hội đầu tư kiếm lời.
Các khoản lỗ thường xuất hiện từ các rủi ro phi hệ thống như: chiến lược đầu tư, quyết định chủ quan, khả năng kiểm soát tâm lý giao dịch…
Hầu hết phần lớn mọi người đều mắc sai lầm khi không thực sự hiểu bản chất rủi ro của thị trường, đặc biệt là thị trường hàng hóa
Nội dung bài viết
Mức rủi ro trên thị trường hàng hóa
Đầu tư hàng hóa được xem là thị trường có rủi ro là do các nhà giao dịch trên thị trường tương lai được cung cấp mức đòn bẩy cao. Một nhà kinh doanh hàng hóa thông thường sẽ gửi 5%-15% giá trị hợp đồng trong giá trị ký quỹ tương lai để kiểm soát đầu tư trong tổng giá trị hợp đồng.
Ví dụ: Nếu giá dầu thô đang giao dịch ở mức 82 USD/thùng và hợp đồng tương lai dầu thô là 1.000 thùng/HĐ, thì tổng giá trị của hợp đồng tương lai là 82.000 USD. Mức ký quỹ cần nộp chỉ khoảng 5.100 USD để sở hữu một HĐTL dầu thô trị giá 82.000 USD. Khi giá dầu thô biến động, NĐT có thể thua lỗ hoặc kiếm lời 1.000 USD trên mỗi bước giá (1 USD/bước giá).
Rủi ro của hợp đồng tương lai hàng hóa được xem là con dao hai lưỡi thu hút nhiều nhà đầu cơ mạo hiểm, cũng đồng thời khiến nhiều NĐT an toàn tránh xa.
Đòn bẩy lớn có thể giúp nhiều NĐT kiếm lợi nhuận dễ dàng nhưng cũng đồng thời gây nguy hiểm trong tay của một nhà giao dịch vô kỷ luật. Những nhà đầu tư nhỏ lẻ mới tham gia thị trường có xu hướng mất tiền nhanh chóng.
Rủi ro, lợi nhuận và biến động
Trên thị trường hàng hóa, lợi nhuận tỷ lệ thuận với rủi ro. Mức độ rủi ro càng cao thì lợi nhuận sẽ càng lớn.
HĐTL hàng hóa là một công cụ có mức đòn bẩy cao, NĐT có thể sở hữu một hợp đồng hàng hóa lớn với mức ký quỹ vô cùng nhỏ.
Do đó các NĐT đầu cơ có thể kiếm được nhiều tiền, đồng thời cũng có nguy cơ mất tiền cao.
Hàng hóa là loại tài sản dễ biến động nhất. Đặc biệt trên thị trường hàng hóa, các hàng hóa thường có tính thanh khoản cao như đường, bạc, dầu
Không có gì lạ khi giá một nguyên liệu thô tăng gấp rưỡi, gấp đôi, gấp ba hoặc hơn trong một thời gian rất ngắn.
Trong khi, chứng khoán, trái phiếu và tiền tệ có xu hướng phương sai thấp hơn và thanh khoản hơn hàng hóa.
Ví dụ: Mức biến động hàng ngày của những tiền tệ như đô la Mỹ có xu hướng thấp hơn 10% trong khi đó với cùng một số liệu cho một mặt hàng như khí đốt tự nhiên có xu hướng biến động cao hơn 30%. Hàng hóa là một loại tài sản rủi ro. Do đó, để đầu tư hiệu quả trên thị trường này, các NĐT cần có khả năng phán đoán tốt, thận trọng và hiểu biết nhiều về các công cụ đầu tư.
Trong bất kỳ thị trường nào kể cả thị trường hàng hóa, rủi ro lớn nhất là việc thiếu hiểu biết về công cụ và sản phẩm.
Trên thị trường chứng khoán, NĐT không thể giao dịch nếu không có đủ sự hiểu biết về doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp đều có mức độ rủi ro khác nhau, cần phải nắm bắt và đo lường được mức độ rủi ro đó để có thể thành công.
Tương tự trên thị trường hàng hóa, đòn bẩy được cung cấp bởi ký quỹ làm cho rủi ro giá cả trở thành mối nguy hiểm mà hầu hết mọi người chú trọng.
Xem thêm:
Tâm Lý Giao Dịch – Cách Để Có Tư Duy Giao Dịch Forex Hiệu Quả