Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) là một chỉ báo đo lường mức độ thay đổi giá gần đây để đánh giá các điều kiện quá mua hoặc quá bán trong giá của một cổ phiếu hoặc một tài sản. Chỉ số này được phát triển bởi ông J. Welles Wilder Jr. và được giới thiệu trong cuốn sách phát hành năm 1978, “Khái niệm mới trong Hệ thống giao dịch kỹ thuật”. RSI được hiển thị dưới dạng một bộ dao động (biểu đồ đường thẳng di chuyển giữa hai cực) từ 0 đến 100 (đơn vị %).
Xu hướng chính của một cổ phiếu hoặc tài sản là tín hiệu quan trọng để đảm bảo các chỉ báo được xác định đúng. Nhà phân tích thị trường nổi tiếng Constance Brown đã đẩy mạnh rộng rãi ý tưởng rằng mức quá bán xuất hiện trong xu hướng tăng và chỉ số RSI thường cao hơn 30%, mức quá mua xuất hiện trong xu hướng giảm và chỉ số RSI thường thấp hơn 70%.
Cách sử dụng truyền thống của RSI là khi RSI đạt giá trị từ 70 trở lên cho thấy rằng chứng khoán đang trở nên quá mua hoặc bị định giá quá cao và có thể dự đoán cho sự đảo ngược xu hướng hoặc điều chỉnh giảm giá. Chỉ số RSI từ 30 trở xuống cho thấy tình trạng quá bán hoặc giá bị định giá thấp.
Nội dung bài viết
Nội dung chính
Trong lĩnh vực tài chính, chỉ số RSI là một loại chỉ báo xem xét động lượng thay đổi giá gần đây để xác định xem một cổ phiếu đã đến lúc để tăng giá hoặc bán tháo hay chưa.
RSI được sử dụng cùng với các chỉ báo kỹ thuật khác bởi các nhà thống kê thị trường và nhà giao dịch, như một phương tiện xác định các cơ hội để mở hoặc thoát ra khỏi một vị thế.
Tóm lại, khi chỉ báo RSI vượt qua mức tham chiếu 30, đó là dấu hiệu tăng giá và khi RSI trượt xuống dưới mức tham chiếu 70, đó là một dấu hiệu giảm.
Mức quá mua và quá bán
Về mặt phân tích thị trường và tín hiệu giao dịch, chỉ báo RSI di chuyển đến mức tham chiếu ngang 30 được xem là tín hiệu tăng giá.
Ngược lại, chỉ báo RSI di chuyển dưới mức tham chiếu 70 được coi là tín hiệu giảm giá. Đối với một số tài sản có nhiều biến động nhanh hơn, các mức 80 và 20 cũng thường được sử dụng làm ngưỡng quá mua và quá bán.
Quá mua hay quá bán? Sử dụng RSI để tìm hiểu
Tín hiệu phân kỳ giữa giá và chỉ số RSI
Tín hiệu đảo chiều thất bại
Phạm vi của RSI
Trong xu hướng tăng, chỉ báo RSI có xu hướng duy trì trạng thái ổn định hơn so với trong xu hướng giảm. Điều này có ý nghĩa RSI đang đo lường mức tăng so với mức giảm. Trong xu hướng tăng, sẽ có nhiều mức tăng cao hơn, giữ cho chỉ số RSI luôn ở mức cao hơn. Trong xu hướng giảm, chỉ báo RSI sẽ có xu hướng duy trì ở mức thấp hơn.
Trong suốt xu hướng tăng, chỉ báo RSI có xu hướng duy trì trên 30 và sẽ chạm 70 thường xuyên. Còn với xu hướng giảm, rất hiếm khi thấy chỉ số RSI trên 70 và chỉ báo thường xuyên chạm 30 hoặc thấp hơn. Những chỉ báo này có thể hỗ trợ trong việc xác định cường độ xu hướng và phát hiện sự đảo chiều. Ví dụ, trong xu hướng tăng, nếu chỉ số RSI không thể đạt 70 sau một loạt biến động giá liên tục và sau đó giảm xuống dưới 30, điều này có nghĩa xu hướng tăng đã suy yếu và có thể đảo chiều chuyển thành xu hướng giảm.
Điều ngược lại cũng đúng trong xu hướng giảm. Nếu RSI không thể đạt 30 hoặc thấp hơn, và sau đó tăng trên 70, vậy xu hướng giảm đó đã suy yếu và có thể đảo ngược thành xu hướng tăng.
Đường phá vỡ xu hướng RSI
So sánh 2 chỉ báo động lượng: RSI và MACD
Giống với RSI, MACD là một chỉ báo động lượng của xu hướng cho thấy mối quan hệ giữa hai đường trung bình động của giá chứng khoán. Chỉ báo MACD được tính bằng hiệu giữa EMA26 và EMA12. Kết quả của phép tính đó là đường MACD.
Đường EMA 9 của đường MACD gọi là “đường tín hiệu”, được vẽ bên trên đường MACD và có thể hoạt động như một tín hiệu mua hoặc bán. Các nhà giao dịch có thể mua chứng khoán khi MACD vượt lên trên đường tín hiệu của nó và bán khống khi MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu