Nội dung bài viết
Học phân tích kỹ thuật hay học các phương pháp khác?
Ở đây, ý mình muốn nói đến cơ bản, tin tức,… vì trên thị trường có rất nhiều phương pháp để giao dịch và đầu tư tài chính hiệu quả, tùy thuộc vào bạn muốn chuyên vào phương pháp nào và có muốn mài giũa phương pháp đó hay không.
Đối với mình tất cả những gì có trên biểu đồ điều đều có giá trị và tùy thuộc vào bạn khai thác và tư duy bạn nhìn vào những gì đã thể hiện trên đó như thế nào! Trên thị trường này không có đúng có sai, mà chỉ có kết quả bạn nhận được và giữ được thành quả như thế nào.
Đây là mô hình được đút kết ngắn gọn để các bạn có thể thấy được những gì mà mình tinh giản cho quá trình giao dịch.
Hình: Học phân tích kỹ thuật và trading
Vậy việc học phân tích kỹ thuật bắt đầu từ đâu?
Đầu tiên, cái mà bạn nên học và hiểu rõ đó là:
Nến Nhật
Nến Nhật thể hiện tâm lí của nhà giao dịch như thế nào tại cây nến đó. Nến nhật được một thương gia cũng như người tư vấn cho chính phủ Nhật ở thế kỷ 17 sáng lập qua việc ghi chép lại lịch sử giá gạo lúc bấy giờ. Ông đã thành công trong việc dự đoán giá cả tương lai. Phương pháp được nhiều người biết đến là SAKATA METHOD.
Tại sao bạn lại phải hiểu về nến để học phân tích kỹ thuật hiệu quả?
Đa số mọi người đều sử dụng đồ thị nến chứ ít sử dụng đồ thị bar, viền,.
Vậy tại sao khi sử dụng đồ thị nến mà lại không nghiên cứu về nến? Đây là yếu tố cơ bản nhất để bắt đầu học phân tích kỹ thuật để tạo tiền đề cho bước tiếp theo.
Hình: Mô hình Nến Nhật kết hợp với một số kỹ thuật
Khi học phân tích kỹ thuật, 1 số điều cần quan tâm rõ
Nhiều hơn một cây nến, đó là một cụm nến hay còn gọi là Mô hình nến.
Mô hình nến là một cụm nến thể hiện tâm lí của các nhà giao dịch, đầu tư trong một quãng thời gian ngắn để phân tích. Trong phân tích kỹ thuật, người giao dịch tin rằng tâm lí con người dễ lập đi lập lại từ quá khứ dẫn đến tương lai.
Các chuyên gia trong ngành rất chuyên về điều trên, phương pháp theo Price Action (PA)– Hành động theo giá đa phần sử dụng chuyên về nến nhưng không chỉ sử dụng bao nhiêu đấy, mà còn hiểu sâu về Giá và Mô hình giá, Chỉ báo,..
Hình: Mô hình giá được thiết lập và điểm bùng nổ
Mình sẽ tóm gọn lại
Giá và mô hình giá: giá có ý nghĩa quan trọng tại những điểm và vùng nhạy cảm của thị trường( hỗ trợ, khánh cự,..), mô hình giá cũng như mô hình nến, nhưng khoảng thời gian phân tích sẽ bao gôm nhiều mô hình nến gộp lại,…Phần này có rất nhiều mô hình hiệu quả, tùy thuộc vào bạn hợp với mô hình nào để kiên nhẫn mà giao dịch.
Từ đây các bạn có thể chân trong chân ngoài với trường phái Price ation , không những PA mà còn các phương pháp khác, yếu tô vị trí vào lệnh và thời gian vào lệnh rất quan trọng và không thể phớt lờ.
Các chỉ báo, xu hướng,…có một điểm chung là thể hiện xu hướng sau khi giá đã hình thành, có độ trễ nhất định, sự phân kì về giá. Tuy nhiên, khi bạn có kinh nghiệm sử dụng thì những chỉ báo đem lại hiệu quả đáng kể.
Hình: Mô hình giá và sự nghịch đảo của chỉ báo
Nhưng những gì họ thể hiện ra chỉ là những biểu đồ đơn thuần không có gì ngoài nến và các điểm có khả năng xoay chiều.
Mọi thứ đều có trình tự và sự chăm chỉ, kiên trì, đừng quan tâm một người thiên về cơ bản mà chê Phân tích kỹ thuật, và chính bản thân mình cũng đừng chê một trường phái nào, có khi đến một lúc nào bạn hay họ cần phải thay đổi để thích ứng với thị trường.
Vì bản chất của cơ bản- nền tảng là những điều cốt lõi- cơ yếu của một sản phẩm( chứng khoán, hàng hóa, tiền tệ,..) mà bạn giao dịch, nhưng để làm được giao dịch tốt thì bạn cần kỹ năng giao dịch được mài giũa theo thời gian. Trong đầu tư, khi bỏ vốn ra cũng cần thời gian để hoàn vốn, thì trong trading, cái mà bạn học được khi áp dụng sẽ nhiều lúc khác với thực tế.
Nhưng nhờ vào kinh nghiệm được học và tự rút ra, bạn sẽ dần giao dịch tốt hơn. Nên vấn đề về quản trị vốn như thế nào để bạn có thể còn vốn và tồn tại trên thị trường là một trong những yếu tố quyết định được sự thành công trong sự nghiệp trading của bạn.