Thị trường vẫn đang đổ dồn sự chú ý vào chính sách tiền tệ bất ngờ của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ). Trong phiên ngày thứ Tư, Canada cũng sẽ công bố các chính sách tiền tệ quan trọng. Những động thái này khiến cặp tỷ giá CAD/JPY trở thành cặp đôi đáng chú ý nhất trong tuần.
Nội dung bài viết
Động thái bất ngờ của Ngân hàng trung ương Nhật Bản
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đã bất ngờ quyết định tăng gấp đôi biên độ dao động lãi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 10 năm từ mức cộng trừ 0,25% hiện nay lên cộng trừ 0,5%.
Quyết định này được đưa ra sau phiên họp thường kỳ kéo dài hai ngày của Hội đồng Chính sách BoJ trong bối cảnh hàng loạt ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, trong đó có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), đã liên tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Mặc dù vậy, trong chương trình kiểm soát đường cong lãi suất, BoJ vẫn giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và lãi suất trái phiếu JGB kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0%. Tuy nhiên, nhưng theo giới phân tích, quyết định trên vẫn đồng nghĩa với việc BoJ đã tăng lãi suất dài hạn.
Diễn biến trên gia tăng sức ép BoJ phải điều chỉnh lãi suất, dù khi đó Thống đốc Kuroda vẫn khẳng định chính sách tiền tệ siêu lỏng là cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế và đạt được mục tiêu lạm phát 2%.
Chuyên gia Yoshiki Shinke của Viện Nghiên cứu Đời sống Dai-ichi, cho rằng tháng 10 được coi là “tháng tăng giá”. Ngay cả khi Nhật Bản tăng thuế tiêu dùng vào năm 2014, CPI cơ bản khi đó cũng chỉ tăng 3,4%. Vì vậy, tác động của lạm phát hiện nay lên các hộ gia đình cao hơn rất nhiều. Tại thời điểm hiện nay, chi tiêu của các hộ gia đình đang dần phục hồi sau đại dịch, nhưng thật khó kỳ vọng người tiêu dùng sẽ tăng chi tiêu nếu lạm phát tăng mà lương không tăng.
Với việc lạm phát tăng cao, nhiều người lo ngại người tiêu dùng Nhật Bản có thể sẽ cắt giảm chi tiêu rồi từ đó tác động tiêu cực tới chi tiêu dùng, vốn chiếm gần 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đà phục hồi của nền kinh tế khi đó cũng chịu ảnh hưởng. Ông Toru Suehiro, chuyên gia kinh tế trưởng của Công ty Chứng khoán Daiwa, cảnh báo người dân có thể sẽ “tìm kiếm các loại hàng hóa rẻ hơn và cắt giảm chi tiêu”.
Trong quý III/2022, GDP thực tế của Nhật Bản đã bất ngờ giảm 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 0,3% so với quý trước đó, chủ yếu do nhập khẩu tăng còn tiêu dùng cá nhân tăng thấp hơn dự báo. Đây là lần đầu tiên chỉ số này giảm trong bốn quý gần đây. Đáng chú ý, chi tiêu dùng cá nhân chỉ tăng 0,3%, thấp hơn mức tăng 1,5% trong quý II.
Trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế và giảm bớt tác động của lạm phát tới các hộ gia đình và doanh nghiệp, Chính phủ Nhật Bản hôm 28/10 đã thông qua gói kích thích kinh tế mới có tổng trị giá lên tới 71.600 tỷ yen (hơn 490 tỷ USD). Trong gói kích thích kinh tế này, tổng chi tiêu công, bao gồm đầu tư công và cho vay cũng như các khoản chi của các chính quyền địa phương, lên tới 39.000 tỷ yen. Phần còn lại là các khoản chi của khu vực tư nhân.
Về phản ứng của thị trường, ngay sau khi BoJ bất ngờ điều chỉnh biên động dao động lãi suất dài hạn, trong phiên giao dịch chiều 20/12, đồng yen đã tăng giá mạnh so với đồng USD. Tỷ giá giữa hai đồng tiền này được niêm yết ở thị trường Tokyo đã giảm xuống còn hơn 133 yen đổi 1 USD, trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư kỳ vọng BoJ có thể sẽ thắt chặt tiền tệ sau khi Thống đốc Kuroda về hưu.
Ở chiều ngược lại, khi đóng cửa phiên 20/12, chỉ số Nikkei-225 tại Tokyo giảm 2,46% xuống còn 26.568,03 điểm, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 13/10, rong khi chỉ số Topix cũng giảm 1,54% xuống còn 1.905,59 điểm
Trên thị trường chính, có tới 1.612 mã giảm giá, chỉ có 205 mã tăng giá, còn 21 mã không thay đổi. Đáng chú ý, cổ phiếu của các hãng chế tạo ô tô và các công ty công nghệ bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ sự biến động trên thị trường ngoại hối. Cổ phiếu của Mitsubishi Motors giảm 8,9% xuống còn 530 yen còn cổ phiếu Olympus giảm 5,1% xuống còn 2.443,5 yen. Giá trị giao dịch trên Thị trường Chính cũng tăng gần gấp đôi so với phiên trước từ mức 971,32 triệu yen lên gần 1,844 tỷ yen.
Ông Takuya Kanda, chuyên gia Viện Nghiên cứu Gaitame.com, cho biết thị trường chứng khoán lao dốc do giờ đây các nhà đầu tư phải lo lắng về tác động tiêu cực tới nền kinh tế sau quyết định tăng lãi suất trên thực tế của BoJ.
Những chính sách từ Ngân hàng trung ương Canada
Giới giao dịch đang đặt cược vào động thái đảo chiều chính sách của BOJ khi ngân hàng này từ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ kéo dài suốt 10 năm. Vì vậy, giới trader có thể sẽ đánh cược vào kịch bản tăng giá dài hạn hơn đối với đồng yên, hoặc ít nhất là một vài nhịp biến động tăng giá. Và họ có thể sẽ muốn tận dụng cơ hội như vậy thông qua đồng Dollar Canada, một đồng tiền có khả năng sẽ tăng mức biến động với dữ liệu lạm phát Canada sắp tung ra vào thứ Tư.
Theo dự báo hiện tại, CPI toàn phần hàng tháng sẽ gần như không đổi trong tháng 11, do đó, nếu kết quả thực tế có bất kỳ sai lệch nào so với mức đó thì sẽ khiến các nhà giao dịch định giá lại đồng CAD rất nhanh. Xu hướng lạm phát chung trên toàn cầu cao nhưng đang chậm lại, do đó, đồng CAD có thể biến động lớn hơn nếu CPI đạt trên mức 0,0% hàng tháng vào ngày thứ Tư.
GDP hàng tháng của Canada cũng sẽ được công bố vào ngày thứ Sáu, nhưng hầu hết các dữ liệu phát hành sẽ không kích thích động thái phản ứng lớn trên thị trường. Vì vậy, mặc dù vẫn có khả năng số liệu công bố sẽ gây bất ngờ lớn, nhưng rất có thể đó sẽ không phải là yếu tố thúc đẩy giá.
Tất nhiên, tình hình thị trường và các tin tức có thể thay đổi theo nhiều cách khác trong tuần này, nhưng với bức tranh hiện tại, CAD/JPY có vẻ có xu hướng giảm mạnh hơn vào lúc này.
Và bức tranh thị trường cũng có sắc thái tương tự khi xét từ góc độ kỹ thuật. Cụ thể, cặp tiền này đang dần giảm xuống kể từ khi xuất hiện các tín hiệu giảm giá được ghi nhận vào đầu tháng 11 và ổn định thành một mô hình tích lũy trong khoảng từ 99,50 đến 101,00 trước khi phá vỡ xuống mức thấp hơn do tin tức về BOJ.
Phân tích kỹ thuật
CAD/JPY: Biểu đồ 4H
Với những yếu tố nêu trên, xu hướng giảm dường như sẽ khó đảo chiều nếu không có một sự kiện gây bất ngờ lớn, chẳng hạn như từ dữ liệu lạm phát của Canada và/hoặc một thông báo quan trọng khác từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản để thay đổi tâm lý thị trường đối với đồng yên.
Đối với phe bán CAD/JPY, có khả năng ngưỡng kháng cự sẽ nằm xung quanh vùng giá tích lũy và các đường SMA dốc xuống nếu bị test lại, mà đây là một khu vực nên cân nhắc bán do có tỷ lệ lãi trên rủi ro tiềm năng an toàn hơn.
Đối với một bộ phận trader định vào lệnh ngay dưới vùng giá đó, họ sẽ có khả năng tích lũy vị thế bán quanh khu vực gần lên vùng tích lũy, nhất là khi số liệu lạm phát của Canada sắp được công bố.
Vị trí dừng lỗ hợp lý sẽ nằm trên vùng tích lũy, nhưng đối với những trader thận trọng hơn hoặc có góc nhìn dài hạn hơn, họ cũng có thể đặt điểm dừng lỗ bên trên đường SMA 200.
Về mục tiêu lợi nhuận tiềm năng, hiện tại không có bất kỳ mức hỗ trợ nào khả dĩ, nhưng dựa trên phạm vi biến động trung bình hàng tuần là 2,83, mức hỗ trợ tiềm năng có thể sẽ nằm trong khoảng từ 94,00 đến 96,00 trong ngắn hạn đến trung hạn.
Dù quyết định thiết lập lệnh giao dịch như thế nào, các bạn trader nên đảm bảo quản lý rủi ro phù hợp khi giao dịch theo tin tức và không bao giờ mạo hiểm hơn 1% cho bất kỳ lệnh giao dịch đơn lẻ nào.