Nội dung bài viết
Những điểm chính
- Chevron đang trong quá trình thâu tóm PDC Energy.
- Lý do cốt lõi của việc thâu tóm là Chevron muôn tăng trữ lượng dầu.
- Ẩn bên dưới kế hoạch thâu tóm là hành động chuyển dịch qua các sản phẩm năng lượng thân thiện với môi trường hơn.

Chevron đang mua dự trữ dầu mỏ ở mức giá phải chăng. Quan trọng hơn là hãng này đang mua dự trữ dầu có tỉ trọng carbon thấp hơn.
Chevron (CVX) là gã khổng lồ trong lĩnh vực sản xuất năng lượng. Mô hình kinh doanh của hãng đa dạng và có quy mô lớn đến mức rất ít đối thủ cạnh tranh có thể đuổi kịp. Chevron thậm chí có khả năng thâu tóm cả một công ty có quy mô tương đối lớn mà điển hình là gần đây hãng đã đồng ý mua PDC Energy (PDCE). PDC là một nhà sản xuất năng lượng trên đất liền của Hoa Kỳ. Và có nhiều điều mà thị trường cần hiểu thêm về thỏa thuận này.
Dầu khí là một ngành công nghiệp to lớn
Năng lượng là huyết mạch của thế giới hiện đại, và dầu mỏ và khí tự nhiên là những nguồn năng lượng quan trọng. Mặc dù có sự thay đổi đang diễn ra đối với và thế giới đang hướng tới những nguồn năng lượng sạch hơn (như năng lượng mặt trời và năng lượng gió) nhưng nhu cầu về dầu mỏ và khí đốt tự nhiên vẫn sẽ tồn tại trong nhiều thập kỷ nữa. Theo một số ước tính, tăng trưởng tiêu thụ dầu mỏ sẽ tiếp tục đến năm 2050. Trong khi đó các ước tính thận trọng hơn cho thấy nhu cầu ít nhất sẽ không thay đổi trong khoảng thời gian đó. Dù trường hợp nào xảy ra, dân số toàn cầu ngày càng tăng dẫn đến cần nhiều năng lượng hơn và điều đó nhiều khả năng có nghĩa là nhu cầu năng lượng mà các công ty như Chevron sản xuất sẽ tăng mạnh.
Dầu mỏ và khí đốt tự nhiên lại đang cạn kiệt dần. Về cơ bản, khi bạn lấy những tài nguyên này từ mặt đất, đồng nghĩa với việc kho dự trữ của công ty sẽ giảm dần. Đây là lý do tại sao các công ty năng lượng luôn tìm kiếm các mỏ mới, hoặc tìm kiếm nguồn bổ sung vào kho dự trữ của mình. Hệ quả là các công ty dầu khí sẵn sàng thâu tóm đối thủ cạnh tranh. Thương vụ mua lại PDC Energy trị giá 6,3 tỷ USD của Chevron diễn ra trong bối cảnh như vậy.

Thương vụ này mang lại nhiều lợi ích. Đầu tiên cần phải lưu ý đây là một hợp đồng hoán đổi cổ phiếu. Do đó “tiền tệ” mà Chevron dùng để giao dịch là cổ phiếu của công ty. Trùng hợp cổ phiếu của công ty lại đang ở mức giá cao nhất thập kỷ. Như vậy Chevron không phải sử dụng dự trữ tiền mặt, hay vay nợ thêm để thâu tóm PDC. Sức mạnh tài chính và dự trữ tiền mặt để trả cổ tức hay đầu tư của Chevron không hề bị hao tổn gì sau thỏa thuận thâu tóm. Vì vậy, đây là một động thái thân thiện với cổ đông trong dài hạn.
Thứ hai, trữ lượng dầu bổ sung sẽ tăng cơ sở dự trữ của Chevron lên 10% ngay lập tức. Lượng dự trữ mới này sẽ có giá khoảng 7 USD/thùng – đây là mức giá khá hấp dẫn. Nhiều dầu hơn với giá rẻ là một chiến thắng rõ ràng cho một gã khổng lồ năng lượng như Chevron.
Một điều tích cực nữa
Có một ưu điểm nữa ở đây mà các nhà đầu tư có thể đã bỏ qua. Đó là Chevron cũng trở nên xanh hơn với thỏa thuận này. Chevron đã cung cấp một hình đồ thị vị trong bài thuyết trình việc thâu tóm của mình. Hãng nêu ra cường độ carbon trung bình của sản xuất khí đốt tự nhiên trên toàn cầu và cường độ carbon sản xuất dầu trung bình. Sau đó, Chevron nhấn mạnh rằng mục tiêu của hãng là đạt được cường độ carbon bằng khoảng một phần ba mức toàn cầu đối với khí đốt tự nhiên và khoảng một nửa so với cường độ carbon của dầu mỏ.
Chevron có một hướng đi tốt và có nhiều cách để đến được đích. Một cách là loại bỏ tài sản có cường độ carbon cao hơn và/hoặc mua thêm tài sản có cường độ carbon thấp hơn. Cường độ carbon của PDC Energy hiện bằng khoảng một nửa mục tiêu năm 2028 của Chevron! Giả sử PDC đạt được mục tiêu “zero routine flaring-ZRF” trong khu vực công ty này khai thác trước (lưu ý ZRF là mục tiêu của Worldbank về việc các nhà khai thác, sản xuất dầu mỏ toàn cầu không thực hiện đốt khí tự nhiên thừa trong quá trình khai thác dầu). Như vậy khi thâu tóm PDC, Chevron không chỉ tăng dự trữ mà còn giảm cường độ carbon trong hoạt động kinh doanh của mình, đẩy nhanh nỗ lực đạt được mục tiêu năm 2028 đó.
Mặc dù không phải là lý do duy nhất để giao dịch nhưng nhà đầu tư không nên xem nhẹ vấn đề này. Nó có thể sẽ là một yếu tố ngày càng quan trọng khi các công ty như Chevron tìm kiếm nguồn dự trữ.

Một kịch bản đôi bên cùng có lợi (Win/win)
Bất kể bạn có phản đối việc sử dụng khí đốt tự nhiên ảnh hưởng đến môi trường, thì thực tế là những nhiên liệu hóa thạch sẽ vẫn quan trọng trong nhiều năm tới, trừ khi có một bước đột phá công nghệ mạnh mẽ trong lĩnh vực năng lượng.
Việc Chevron mua PDC Energy có lợi cho hãng về cả mặt tài chính và môi trường, vì nó giúp hãng tăng dự trữ dầu mỏ, đồng thời giảm cường độ carbon trong quá trình sản xuất năng lượng của công ty.
Dĩ nhiên PDC có thể không phải là mục tiêu thâu tóm duy nhất vì Chevron và các công ty cùng ngành đều có khả năng ngày càng chú ý đến yếu tố này khi họ tìm cách duy trì hoặc phát triển chiến lược kinh doanh của mình.