Do có một số trader chốt lời nên đã khiến USD/JPY giảm trở lại mức giá của tuần trước.
Liệu USD/JPY có kéo dài xu hướng tăng trong ngày hôm nay hay không?
Để giải đáp, bài viết sau sẽ điểm qua những tin tức trọng yếu nhất và có tác động làm rung chuyển thị trường trong các phiên giao dịch vừa qua:
Nội dung bài viết
Tin tức thị trường & dữ liệu kinh tế mới cập nhật:
Giấy phép xây dựng ở New Zealand tăng 10,5% trong tháng 2 so với mức giảm 8,7% trong tháng 1
Các hãng bán lẻ ở Anh tăng giá 2,1% trong tháng 3, ứng với tốc độ nhanh nhất trong gần 11 năm qua, theo BRC
Doanh số bán lẻ tháng 2 của Nhật Bản giảm 0,8% trong tháng 2, mức giảm đầu tiên trong 5 tháng trở lại đây do ảnh hưởng của quy định hạn chế chống Omicron
Niềm tin kinh doanh tại New Zealand do ANZ thống kê cải thiện từ mức -51,8 lên mức -41,9 vào tháng 3
Chỉ báo trước KOF của Thụy Sĩ giảm từ 105,3 xuống 99,7 do nỗi lo chiến tranh
Đức đưa ra “cảnh báo sớm” về tình trạng khẩn cấp liên quan đến vấn đề nguồn cung khi nước này chuẩn bị thoát ly sự phụ thuộc khỏi nguồn khí đốt của Nga
Thị trường chứng khoán châu Âu mất điểm khi thị trường trái phiếu thể hiện nỗi đau của nền kinh tế Mỹ
Dầu tăng bật lại do nguồn cung thắt chặt, triển vọng về các lệnh trừng phạt mới áp đặt lên Nga
Các yếu tố xúc tác tiềm năng trên Lịch kinh tế:
Báo cáo ADP của Mỹ lúc 12:15 trưa GMT
Kết quả GDP cuối cùng của Mỹ lúc 12:30 trưa GMT
Bản tin hàng quý của SNB lúc 1:00 chiều GMT
Mức dự trữ dầu thô tại Mỹ do EIA thống kê lúc 2:30 chiều GMT
Giấy phép xây dựng của Úc lúc 12:30 sáng GMT (31/03)
PMI sản xuất và phi sản xuất của Trung Quốc lúc 1:30 sáng GMT (31/03)
Nhà mới khởi công tại Nhật Bản bắt đầu lúc 5:00 sáng GMT (31/03)
USD/JPY
Xét biểu đồ USD/JPY, có thể thấy rằng USD đã suy yếu so với JPY kể từ hồi đầu tuần.
Đồng JPY đã và đang tăng giá trong vài ngày qua.
Lý do có thể là vì giới đầu tư tỏ ra hoài nghi về các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga-Ukraina và lo ngại về các vụ phong tỏa nhằm chống dịch COVID của Trung Quốc.
Hoặc cũng có thể là do phía Nhật đang cố nâng giá trị đồng yên vào thời điểm gần cuối năm tài chính của Nhật Bản.
Dù là trường hợp nào, USD/JPY hiện cũng đang cheo leo ở mức 121,50, và đây là một điểm uốn quan trọng vào tuần trước. Không chỉ vậy, cặp đôi này còn có mức giá gần mức thoái lui Fibonacci 61,8% của sóng tăng mạnh gần đây nhất cùng với đường SMA 200 trên khung thời gian 1 giờ.
Những trader nào tin rằng USD/JPY sẽ tiếp tục xu hướng tăng thì có thể vào lệnh mua ở mức giá hiện tại hoặc đặt lệnh mua khi có dấu hiệu đầu tiên cho thấy động lực tăng giá.
Mỹ sẽ tung ra báo cáo ADP vào cuối ngày hôm nay và nếu số lượng việc làm tăng mạnh hơn so với mức ước tính ròng 455 nghìn theo như kỳ vọng chung thì USD có thể sẽ leo lên trở lại mức đỉnh tháng.
Tuy nhiên, đừng nên đánh cược hoàn toàn rằng USD/JPY sẽ tăng hơn nữa.
Đức vừa đưa ra “cảnh báo sớm” về vấn đề nguồn cung khí đốt của mình khi nước này chuẩn bị cho tình huống Nga cắt đứt nguồn cung. Các chỉ số PMI chính thức của Trung Quốc sẽ được tung ra trong phiên giao dịch châu Á, và chúng cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý rủi ro chung nếu kết quả thực tế trượt mức kỳ vọng của thị trường.
Nếu thị trường chung có tâm lý e dè hơn trước rủi ro thì USD/JPY có thể sẽ kéo dài xu hướng giảm trong tuần và phá vỡ xu hướng tăng trong khung thời gian 1 giờ.
Theo babypips