Phân tích cơ bản là phương pháp dựa trên các dữ liệu thị trường hàng hóa, kinh tế, cung – cầu để đưa ra dự đoán xu hướng giá trong tương lai. Cung – Cầu là yếu tố cơ sở để đánh giá xu hướng giá của một loại hàng hóa. Tuy nhiên, hàng hóa giao dịch theo chu kỳ. Khi nguồn các mặt hàng có tính thanh khoản cao bị thắt chặt (dầu, vàng) sẽ làm cho giá của các mặt hàng khác tăng giá. Ngược lại khi có quá nhiều hàng hóa giảm, các nhà phân tích cơ bản sẽ xem xét lại thị trường và đưa ra xu hướng của các loại hàng hóa. Từ đó có chiến lược đầu tư hiệu quả.
Biến động giá của hàng hóa sử dụng phân tích cơ bản có thể chia thành công thức đơn giản:
Cầu > Cung : Tăng giá
Cầu < Cung : Giảm giá
Nội dung bài viết
Cơ sở để phân tích cơ bản
Nguồn cung
Nguồn cung hàng hóa là số lượng hàng tồn từ mùa vụ trước (hoặc những năm trước) cộng với số lượng dự kiến đang được sản xuất ở thời điểm hiện tại.
Ví dụ:
Nguồn cung đậu tương sẽ được tính bằng tổng số lượng tồn kho đậu tương của mùa vụ trước và số lượng đậu tương đang được trồng tại mặt đất ở thời điểm hiện tại.
Có nhiều yếu tố có thể tác động đến nguồn cung hàng hóa như:
- Thời tiết
- Bệnh dịch
- Đất trồng
- Công nghệ,…
Điều quan trọng trong phân tích cơ bản đó là giá hàng hóa cao sẽ dẫn đến tăng sản lượng.
Khi tạo ra lợi nhuận, thì việc giá hàng hóa cao dễ dẫn đến việc gia tăng sản xuất. Tuy nhiên, nhu cầu sẽ giảm khi giá tăng, điều này sẽ gây áp lực để giá giảm.
Nhu cầu
Nhu cầu hàng hóa là mức độ tiêu dùng 1 loại hàng hóa ở mức giá nhất định. Quy luật chung là nhu cầu sẽ tăng khi giá hàng hóa giảm và ngược lại.
Các nhà kinh doanh thường nhận xét giá thấp chữa được giá thấp. Có nghĩa là khi hàng hóa tiêu thụ với giá thấp, điều này sẽ làm giảm cung và do đó sẽ làm giá hàng hóa tăng.
Phân tích cơ bản trong hàng hóa phái sinh
Dự đoán giá
Giá cả hàng hóa biến động liên tục. Vì vậy việc dự đoán giá trong ngắn hạn bằng phân tích cơ bản là không dễ dàng. Các nhà phân tích khuyến khích nhà đầu tư nên dựa vào phân tích cơ bản để đưa ra dự báo trong dài hạn. Bạn nên tìm kiếm các xu hướng đang phát triển sẽ gây ra sự dịch chuyển các yếu tố cung và cầu.
Yếu tố cung – cầu hàng hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, các tin tức kinh tế – chính trị cũng ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa và giá hàng hóa.
Có rất nhiều nguồn thông tin phân tích cơ bản ảnh hưởng đến giá hợp đồng tương lai hàng hóa như báo cáo tổng hợp từ Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA), báo cáo từ Bộ Năng Lượng (Deparment of Energy) hoặc báo cáo từ Sở Giao dịch Hàng hóa (The Futures Exchange).
Bên cạnh đó các công ty Đầu tư hàng hóa cũng thường xuyên cung cấp các báo cáo phân tích hàng ngày dành cho các NĐT của họ.
Xác định xu hướng hàng hóa
Xác định xu hướng là một yếu tố quan trọng trong đầu tư hàng hóa vì bạn có thể đặt lệnh 2 chiều mua – bán tùy theo xu hướng hiện tại của hàng hóa.
Ví dụ như trong giao dịch ngắn hạn, nếu nguồn cung của ngô ở mức cao nhất trong vòng 5 năm và vừa trồng thêm một số lượng mẫu ngô kỷ lục, thì rất có thể giá ngô kỳ hạn sẽ giao dịch với xu hướng giảm.
Ngoài ra, có thể các vấn đề thời tiết trong mùa trồng trọt cũng sẽ làm giảm sản lượng ngô. Trong những trường hợp này, bạn phải linh hoạt và nhận ra rằng giá sẽ không giảm mãi mãi. Đến một lúc nào đó giá ngô sẽ giảm đến mức quá thấp và bắt đầu tăng lên.