• Login
  • Cộng đồng liên kết
  • Chính sách bảo mật
    • Cảnh báo rủi ro
  • Cộng tác viên
  • Sàn Forex Uy Tín
Top Broker
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Sàn Giao Dịch Qua Góc Nhìn Của Topbroker
    • Nguyên Lý Phát Triển Cộng Đồng
    • Quy Tắc Đạo Đức
    • Đội Ngũ Biên Tập Dày Dặn Chuyên Nghiệp
    • Độc Giả Nói Gì Về TopBrokervn.com?
  • Kiến thức
  • Tin tức Forex Mới Nhất
  • Đánh giá sàn
  • Blog
No Result
View All Result
Top Broker
No Result
View All Result
Home Kiến thức

Tổng quan các mô hình quản lý vốn trong giao dịch FX

15/06/2022
in Kiến thức
Reading Time: 11 min
0
topbroker-fx-20220615-3
241
SHARES
3k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Quản lý vốn là một vũ khí chủ chốt & trọng yếu trong giao dịch ngoại hối. Về cơ bản, chủ đề này bao hàm những kiến thức & chuyên môn về quản lý tài khoản giao dịch của chính bản thân trader. Đa phần các nhà giao dịch forex không thành công do thiếu những kỹ năng quản lý vốn tốt. Và để có thể tồn tại được trên thị trường, mọi trader đều phải thấu hiểu được giá trị của từng đồng tiền họ đang chấp nhận rủi ro.

topbroker-fx-20220615-3

Trong khi dành sự quan tâm cho chủ đề quản lý vốn, trader có thể nghĩ tới số tiền họ có thể bỏ vào một lệnh & khoản lỗ có thể chịu được mà không ảnh hưởng đến khả năng giao dịch trong tương lai bởi đây là những nhân tố cốt yếu trong việc quản lý vốn trên thị trường tài chính. Chìa khoá để trở thành một trader thành công là sống sót để có thể tiếp tục giao dịch thêm một ngày nữa vì trader cần phải tồn tại trước khi nghĩ đến việc kiếm tiền.

Những trader với số vốn lớn có thể chống đỡ những khoản lỗ lớn & tiếp tục hoạt động giao dịch của họ trong những tình huống không mấy dễ chịu. Tuy nhiên, với những trader với số vốn nhỏ, thật sự rất khó để có thể tồn tại & duy trì việc kiếm lời.

Trong ví dụ sau đây, chúng ta có thể quan sát thấy sự khác biệt giữa 2 tài khoản với mức độ chịu rủi ro lớn & nhỏ.

Lệnh Vốn 2% tổng vốn mỗi lệnh Lệnh Vốn 10% tổng vốn mỗi lệnh
1 8000 160 1 8000 800
2 7840 157 2 7200 720
3 7683 154 3 6480 648
4 7529 151 4 5832 583
5 7378 148 5 5249 525
6 7230 145 6 4724 472
7 7085 142 7 4252 425
8 6943 139 8 3827 383
9 6804 136 9 3444 344
10 6668 — Tổn thất 17% tổng vốn 10 3100 – tổn thất khoảng 61% tổng vốn

Dường như có một sự khác biệt đáng kể giữa mức độ chịu rủi ro 2% và 10% tổng vốn trong ví dụ trên. Trader với mức độ chịu rủi ro 2% thực hiện 10 lệnh tổn thất 17% tổng số vốn, trong khi trader với mức độ chịu rủi ro 10% hứng chịu thiệt hại lên tới 61% tổng tài khoản. Vậy nên, có vẻ như một quyết định tưởng chừng đơn giản lại có thể gây ra những hậu quả lớn nếu như các trader không áp dụng quy tắc quản lý vốn phù hợp cho chiến lược giao dịch của riêng họ.

Hơn nữa, việc phục hồi những khoản lỗ rất khó so với việc việc kiếm lời. Ví dụ sau đây sẽ làm rõ điều này:

Vốn % vốn tổn thất Số dư mới Cần phải kiếm
$ 8000 30% $5600 45% số dư mới ($2400) để bù lỗ
$8000 60% $3200 150% số dư mới ($4800) để bù lỗ
$8000 90% $800 900% số dư mới ($7200) để bù lỗ

Việc đạt được tỷ suất lợi nhuận 900% hay ít nhất 150% số vốn mới là điều không hề dễ dàng chút nào. Do vậy, các trader trước nhất nên để tâm tới cách thức quản lý vốn trước khi quá muộn màng!

Bất kỳ ai đang lên kế hoạch bảo vệ danh mục đầu tư & đủ nghiêm túc trong công việc giao dịch sẽ theo đuổi một vài kỹ thuật hoặc quy tắc quản lý vốn nào đó. Tất cả những trader thành công đều theo đuổi một đường lối quản lý vốn nhất định với kế hoạch giao dịch thông thường của họ. Chung quy, để có thể sống sót trên thị trường tài chính, trader nên có cho mình một vài chiến thuật.

3 mô hình quản lý vốn dưới đây sẽ giúp ích cho trader trong việc tìm ra các quy tắc quản lý rủi ro phù hợp với chiến lược giao dịch của mình:

Nội dung bài viết

  • Mô hình #1: Quy mô vị thế cố định
  • Mô hình #2: Mô hình phần trăm rủi ro
  • Mô hình #3: Quy mô vị thế dựa vào ATR

Mô hình #1: Quy mô vị thế cố định

Quy mô vị thế cố định là mô hình đơn giản nhất trong số các mô hình quản lý vốn và còn được gọi với cái tên “giá trị cố định” hay “lot cố định”. Theo mô hình này, trader phải đặt số lot muốn giao dịch cho mỗi vị thế. Trader sẽ giao dịch một lượng lot cố định cho mỗi vị thế bất chấp số vốn trader đang có trong tài khoản/danh mục đầu tư.

Xét ví dụ một tài khoản 5000 USD & giao dịch 1 mini lot mỗi lệnh. Với mô hình này, quy mô lot cố định nên được đánh giá bằng các biện pháp rủi ro định trước, chứ không theo các đặc tính của thị trường.

Vì quy mô lot luôn cố định nên mọi thứ luôn dễ kiểm soát & dễ hiểu. Với khoảng thời gian không đổi, mô hình này sẽ giúp lợi nhuận của trader gia tăng theo cấp số cộng, song nếu như trader rút lãi sau mỗi tháng, sau đó bắt đầu với số vốn tương đương thì khái niệm này vẫn có giá trị.

Về mặt lý thuyết, mô hình quy mô vị thế cố định trông có vẻ ổn, nhưng quả thực lại không hề thực tế như nhiều trader lầm tưởng khi thực chiến trên thị trường. Ví dụ, khi số dư tài khoản thu nhỏ và tăng lên, mô hình này không cung cấp công cụ để có thể tiếp tục sử dụng đòn bẩy cố định.

Điều này có thể gây ra mức sụt giảm vốn lớn bởi đòn bẩy tăng với mỗi lệnh mới xuyên suốt chuỗi thua lỗ. Do đó, trừ phi trader muốn bổ sung thêm vốn trong khi đang hứng chịu khoản lỗ & liên tục rút lãi từ tài khoản, mô hình này có thể không mang lại hiệu quả quản trị rủi ro tối ưu cho danh mục.

Mô hình #2: Mô hình phần trăm rủi ro

Với mô hình phần trăm rủi ro (PRM), trader phải quyết định mức độ rủi ro cho mỗi lệnh theo tỷ lệ phần trăm vốn giao dịch. Sự tuyệt vời của mô hình này nằm ở chỗ một khi trader đã xác định được khẩu vị rủi ro dựa trên tổng vốn thay cho giá trị đô la cố định, nó sẽ giúp trader đó giao dịch với bất cứ lượng vốn nào mà không gặp phải sự bối rối về việc tăng trưởng vốn.

Ứng dụng mô hình này vào thực tế, trader có thể giao dịch với số vốn nhỏ từ 100 USD cho tới số vốn lớn lên đến 100 triệu USD với cùng một phương pháp giao dịch trong phạm vi cho phép của các kỹ thuật quản lý vốn và khẩu vị rủi ro của trader đó. Bằng cách này, trader có thể tăng trưởng vốn định kỳ bất chấp rủi ro ngẫu nhiên về vốn.

Ví dụ, nếu một trader có số vốn 10,000 USD & lựa chọn mức độ rủi ro 2% trên tổng vốn với mỗi lệnh dựa trên mô hình PRM, trader này có thể bán khống EUR/USD tại mốc 1.3870 với điểm dừng lỗ tại 1.3920. Với lệnh đó, mốc 1.3910 có thể được coi là một mức kháng cự tốt và để cho an toàn hơn, trader này có thể tăng thêm 10 pip nữa với tổng mức stop loss 50 pip.

Do đó, anh ta đang chịu mức rủi ro tương đương (10,000 x 0.02) = 200 USD và theo mô hình phần trăm rủi ro, trader đó sẽ tính toán quy mô vị thế bằng cách lấy số USD chịu rủi ro chia cho số pip trong lệnh dừng lỗ. Vậy, rủi ro cho mỗi pip sẽ bằng 200/50 = 4 $

Nếu một trader khác cũng thực hiện một lệnh tương tự và sở hữu số vốn 1,000 USD, trader này chỉ chịu mức rủi ro 4 cent cho mỗi pip. Với mô hình quản trị rủi ro PRM, cả 2 trader đều chịu mức rủi ro 2% tổng vốn cho mức lợi nhuận dự kiến từ trước.

Như Dr. Van K. Tharp đã chỉ ra trong cuốn sách “Trade your Way to Financial Freedom” của ông, cách thiết lập quy mô vị thế này giúp cho trader gắn chặt với khẩu vị rủi ro của chính mình bất chấp số vốn anh ta sở hữu. Kết quả là tài khoản của trader này sẽ luôn duy trì mức độ rủi ro trung bình cho mỗi lệnh, đi đôi với đó là mức tăng trưởng vốn cân bằng & mạnh mẽ trong dài hạn.

Tuy nhiên, Dr. Van K. Tharp cũng đã chỉ ra một số nhược điểm của mô hình PRM. Khi sử dụng mô hình này, đôi lúc trader cần phải nói không với một vài lệnh quá rủi ro bởi anh ta sẽ không có đủ vốn để giao dịch ở mức tối thiểu trong khi vẫn đảm bảo dưới mức rủi ro tối đa. Mặt khác, do trượt giá, không có cách nào để trader biết được số tiền thực tế đang chịu rủi ro, điều tạo nên sự khác biệt lớn về hiệu suất khi giao dịch các vị thế lớn hơn.

Mô hình #3: Quy mô vị thế dựa vào ATR

ATR viết tắt cho cụm từ Average True Range (Vùng biên độ dao động Trung bình thực tế) & được phát triển bởi nhà phân tích kỹ thuật & trader lừng danh Welles Wilder Jr. Chỉ báo này cung cấp dấu hiệu đo lường sự di chuyển hoặc biến động của giá trong một khoảng thời gian xác định. Để tính toán ATR, đa số các trader sử dụng đường trung bình động 14 kỳ, một vài trader lại ưa chuộng 20 kỳ. Chỉ báo ATR cao cho thấy thị trường dễ biến động. Mặt khác, khi ATR giảm báo hiệu thị trường ít biến động. Với điểm dừng lỗ dựa vào ATR, trader có thể đảm bảo rằng lệnh cắt lỗ đang hoạt động & được thiết lập đúng cách dựa trên các điều kiện thị trường hiện tại.

Xét ví dụ sau, trong 5 tháng đầu của năm 2009, vùng dao động trung bình ngày của cặp GBP/CAD quanh mức 150 đến 170 pip. Giả sử một nhà giao dịch trong ngày muốn sử dụng mức dừng lỗ 10% ATR, điều này có nghĩa điểm dừng lỗ sẽ được đặt ở 10% x số ATR pip tính từ giá vào lệnh. Trong trường hợp này, điểm dừng lỗ sẽ nằm đâu đó cách giá vào lệnh từ 15 đến 17 pip. Xét một ví dụ khác, nếu một nhà giao dịch trung hạn sử dụng mức dừng lỗ 40% đến 80% ATR trong giai đoạn tháng 6-7 năm 2009, vùng dao động trung bình ngày trong khoảng từ 180 đến 200 pip. Khi đó, nhà giao dịch trong ngày với mức dừng lỗ 10% ATR sẽ thiết lập điểm stop loss cách giá vào lệnh từ 18-20 pip, trong khi đó, nhà giao dịch trung hạn với mức dừng lỗ 40% ATR sẽ đặt lệnh stop loss cách giá vào lệnh từ 72-80 pip.

Mô hình quản lý vốn này khá hiệu quả, song cũng tiềm ẩn một vài hạn chế. Stop loss dựa vào ATR không thể áp dụng được trong một số trường hợp khi xuất hiện sự gia tăng biến động đột ngột giữa lúc thị trường “sóng yên biển lặng”. Mặt khác, bất kỳ kiểu trader nào cũng đều có thể sử dụng mô hình ATR này.

Từ những thảo luận trên, có thể khẳng định được tầm quan trọng của quản lý vốn trong giao dịch Forex. Một người sẽ không thể trở thành trader thành công khi không sở hửu cho mình những quy tắc quản lý vốn phù hợp với chiến lược giao dịch cá nhân. Do vậy, mỗi trader tốt nhất nên tự xây dựng cho bản thân một kế hoạch giao dịch thật tốt kết hợp với một chiến lược quản lý vốn phù hợp.

Theo Fool

Tin tức forex

Zurich Insurance Công bố Báo cáo thường niên năm 2022

Zurich Insurance Công bố Báo cáo thường niên năm 2022

25/03/2023
Khối lượng dữ liệu khổng lồ kéo theo nhu cầu lưu trữ tăng cao

Khối lượng dữ liệu khổng lồ kéo theo nhu cầu lưu trữ tăng cao

25/03/2023
FED, BOE sớm dừng chương trình lãi suất, GBP/USD giằng co trong biên độ hẹp

FED, BOE sớm dừng chương trình lãi suất, GBP/USD giằng co trong biên độ hẹp

25/03/2023
Lớp học đầu tư ngày 16/04/2023 – Điểm đến thành công cho các nhà đầu tư

Lớp học đầu tư ngày 16/04/2023 – Điểm đến thành công cho các nhà đầu tư

24/03/2023
Đến Với Info Finance, Nhà Đầu Tư Nhận Được Những Giá Trị Gì?

Đến Với Info Finance, Nhà Đầu Tư Nhận Được Những Giá Trị Gì?

24/03/2023
Vàng tỏa sáng, sắp thử đỉnh mới

Vàng tỏa sáng, sắp thử đỉnh mới

24/03/2023

Thẻ

Apple Bitcoin Chiến Lược Giao Dịch chọn sàn chứng khoán Chứng Khoán Mỹ chứng khoán tương lai Mỹ cổ phiếu Dow Jones dầu EUR/USD FED forex GBP/USD giao dịch forex giá dầu giá vàng Giá xăng dầu Giới Đầu Tư GKFX PRIME học đầu tư kiến thức forex kiến thức đầu tư lạm phát merritrade Phố Wall review sàn SEA INVESTING SP 500 sàn forex sàn sea investing Thị trường thị trường forex topbroker top sàn trading tỷ giá USD USD USD/JPY VÀNG Đồng Đô la đánh giá sàn đầu tư đầu tư chứng khoán đầu tư forex
Topbroker-logoo

Topbroker là trang web review và đánh giá các sàn forex uy tín nhất hiện nay. Những sàn forex mà chúng tôi giới thiệu đều là nơi uy tín, cung cấp dịch vụ tốt nhất và đáp ứng đủ mọi yêu cầu mà bạn mong muốn.

Song với đó, Topbroker còn là nơi chia sẻ mọi tin tức về forex trên thế giới, kiến thức, kinh nghiệm đầu tư tài chính từ cơ bản đến nâng cao.

Tổng quan
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Miễn trừ trách nhiệm
Kiến thức
  • Kiến thức Forex
  • Tin tức Forex
  • Đánh giá sàn Forex uy tín
  • Blog
  • Tài liệu phân tích kỹ thuật
  • Khóa học đầu tư
  • Mở tài khoản sàn Sea Investing
Theo dõi Topbroker
  • Facebook
  • Email
  • Website
  • Linkedin
Cảnh báo rủi ro

Giao dịch Forex và CFD tiềm ẩn nhiều rủi ro và bạn sẽ có nguy cơ mất hết vốn. Vậy nên, hãy cân nhắc trước khi tham gia đầu tư.

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Sàn Giao Dịch Qua Góc Nhìn Của Topbroker
    • Nguyên Lý Phát Triển Cộng Đồng
    • Quy Tắc Đạo Đức
    • Đội Ngũ Biên Tập Dày Dặn Chuyên Nghiệp
    • Độc Giả Nói Gì Về TopBrokervn.com?
  • Kiến thức
  • Tin tức Forex Mới Nhất
  • Đánh giá sàn
  • Blog

© 2021 Top Broker

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In