Trong phiên giao dịch đầu tuần, đồng USD mạnh lên được thúc đẩy bởi một loạt cuộc họp quan trọng sắp tới trong tuần. Đà đi lên của đồng EUR đã bị suy yếu do sức mạnh của đồng USD.
Nội dung bài viết
Các sự kiện kinh tế quan trọng
Cục Dự trữ Liên bang, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) là tiêu điểm đáng chú ý nhất. Cả ba ngân hàng này đều được dự báo sẽ nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản.
Các kênh tài sản rủi ro nhìn chung đã chịu áp lực bán vào ngày thứ Hai mặc dù phía Trung Quốc có nhiều tín hiệu cho thấy rằng họ có thể đang chuyển hướng và từ bỏ chính sách hạn chế nghiêm ngặt trong quá trình chống dịch Covid-19. Một quan chức y tế hàng đầu tại quốc gia này đã nói rằng tỷ lệ tử vong của biến thể omicron cũng gần giống như bệnh cúm.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhận định Mỹ đang đi đúng hướng trong cuộc chiến chống lạm phát và lạm phát sẽ giảm thấp hơn vào năm 2030.
Đề cập đến nguy cơ suy thoái, bà Janet Yellen thừa nhận có nguy cơ này, song bà không cho rằng đây là yếu tố sẽ ảnh hưởng đến lạm phát. Theo bà, tăng trưởng kinh tế đang chững lại, sức ép lạm phát đang được tháo gỡ, và bà hi vọng thị trường lao động vẫn lành mạnh. Bộ trưởng Tài chính Mỹ hi vọng việc tăng chỉ số lạm phát trong năm nay chỉ trong ngắn hạn, và chính phủ Mỹ đã rút ra được nhiều bài học về việc cần phải kiềm chế lạm phát sau một đợt tăng giá, giống như những gì đã từng diễn ra vào những năm 1970.
Báo cáo do Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 10/11 cho thấy giá của những nhóm hàng hoá và dịch vụ chủ chốt như giá thuê nhà đều tăng ít hơn dự báo. Đặc biệt, giá ô tô đã qua sử dụng – một nhân tố khiến lạm phát tăng mạnh trong đại dịch COVID-19 – giảm 2,4%, đánh dấu tháng giảm thứ 4 liên tiếp. Giá vé máy bay, dịch vụ y tế và hàng may mặc đều giảm.
Lạm phát toàn phần tại nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn cao so với tiêu chuẩn lịch sử, với mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với cùng kỳ năm ngoái là 7,7%, nhưng lạm phát lõi (không tính đến hai nhóm mặt hàng có biến động lớn là thực phẩm và năng lượng) đã giảm một nửa so với tháng trước. CPI lõi tháng 10 chỉ tăng 0,3% so với tháng 9, từ chỗ tăng 0,6% trong tháng 9 so với tháng 8.
Một số nhà phân tích nói rằng đây là khởi đầu cho giai đoạn lạm phát xuống thang ở Mỹ.
Đây có thể là tín hiệu để FED chậm dần tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới.
Triển vọng kỹ thuật cặp EUR/USD
EUR/USD đã phục hồi kể từ khi chạm mức đáy thấp nhất trong 20 năm qua ở mức 0,9536 vào tháng 10. Cặp đôi này có lúc tăng cao tới 1,0595 nhưng không thể vượt qua điểm phá vỡ và các mức đỉnh cũ lần lượt tại 1,0615 và 1,0638. Các mức này có thể tiếp tục giữ vai trò kháng cự.
Đường trung bình động đơn giản (SMA) 260 ngày cũng nằm trong khu vực đó và cũng có thể tạo áp lực kháng cự, hiện tại ở mức 1,0569.
Mặt khác, ngưỡng hỗ trợ có thể nằm ở các mức đáy cũ và điểm phá vỡ trước đó như 1,0443, 1,0290, 1,0223 và 1,0198.