Bạn đã sẵn sàng hốt thêm vài pip trong tuần này chưa?
Thị trường sắp tới sẽ có một số động lực lớn trong tuần này, trong đó bao gồm GDP ước tính trước của Mỹ và quyết định của BOJ.
Dưới đây là những sự kiện kinh tế hàng đầu đang được giới trader trông chờ nhất và những dự báo liên quan.
Nội dung bài viết
Các sự kiện kinh tế quan trọng:
CPI hàng quý của Úc (27/04, 1:30 sáng GMT): Úc sẽ tung ra số liệu lạm phát cho quý 1 năm 2022, có khả năng sẽ báo cáo áp lực giá tăng vọt trong giai đoạn sau của quý này.
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina đã khiến giá nhiên liệu và hàng hóa trên toàn thế giới tăng cao kể từ cuối tháng H2. Do đó, chỉ số CPI toàn phần của Úc có khả năng tăng từ 1,3% lên 1,7% trong quý trước trong khi CPI trung bình giản lược (trimmed mean CPI) có thể tăng từ 1,0% lên 1,2%.
Nếu kết quả thực tế cao hơn dự kiến thì điều đó có thể thúc đẩy hy vọng RBA thắt chặt chính sách tiền tệ, vì giới phân tích hiện đã dự cảm trước khả năng tăng lãi suất trong tháng 6.
Quyết định chính sách tiền tệ của BOJ (28/04): Ngân hàng trung ương Nhật Bản dự kiến sẽ công bố quyết định lãi suất sau nhiều tuần can thiệp bằng cách thuyết phục và hành động thực tế.
Giới chức Nhật gần đây đã theo dõi rất sát diễn biến của đồng yên trên thị trường ngoại hối, đồng thời tái nhấn mạnh rằng nếu đồng yên suy yếu thì điều đó sẽ có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản.
Ngân hàng trung ương Nhật dự kiến sẽ có thêm nhiều động thái bất ngờ trong tuần này và rất có thể một số quyết định điều chỉnh của họ có thể kéo giá trị đồng yên xuống thấp hơn so với các đồng tiền khác.
GDP ước tính trước của Mỹ (28/04, 12:30 trưa GMT): Sau khi đạt được kết quả tăng trưởng ấn tượng 6,9% trong quý trước, tốc độ mở rộng của nền kinh tế Mỹ dự kiến sẽ giảm xuống mức 1,0% trong quý 1.
Cùng với đó, GDP ước tính trước (advanced GDP) cũng sắp được tung ra và có thể tăng từ 7,1% lên 7,3%.
Nếu kết quả thực tế cao hơn dự kiến thì có thể tiếp tục thúc đẩy hy vọng thắt chặt chính sách từ Fed, do đó có khả năng sẽ có nhiều quan chức hơn từ ngân hàng này đề xuất tăng lãi suất 0,50% trong cuộc họp tiếp theo.
Chỉ số giá PCE cơ bản của Mỹ (29/04, 12:30 trưa GMT): khép lại một tuần tràn ngập các số liệu kinh tế từ Mỹ sẽ là kết quả thước đo lạm phát ưa thích của Fed.
Các nhà phân tích dự đoán rằng PCE cơ bản cho tháng 3 sẽ giảm từ 0,4% xuống 0,3% nhưng tác động này có thể sẽ không đủ để làm giảm khả năng Fed tăng lãi suất.
Mô hình forex trong tuần: USD/JPY
USD/JPY đang đi theo mô hình tích lũy ngắn hạn, đặc biệt là khi sắp có quyết định của BOJ.
Gần đây, ngân hàng trung ương Nhật Bản đã có những động thái can thiệp khá sâu khi giới chức Nhật gây tác động đến đồng yên trong thời gian qua. Nếu quyết định lãi suất của BOJ có manh nha thay đổi bất cứ điều gì thì đều có thể gây ra tổn thất cho đồng yên và kích phát một đợt tăng mạnh nữa đối với USD/JPY.
Mặc dù vậy, các chỉ báo kỹ thuật đang có vẻ đưa ra tín hiệu trái chiều. Trong khi đường SMA 100 đang nằm trên đường SMA 200, cho thấy xu hướng tăng có nhiều khả năng được tiếp thêm động lực hơn là đảo ngược thì chỉ báo Stochastic lại đang hướng xuống, cho thấy áp lực bán đang hiện hữu.
Giá có thể tiếp tục test mức hỗ trợ xung quanh đường xu hướng tăng trong khung thời gian ngắn hạn cho đến khi lực lượng phe bán suy yếu, nhưng một khi USD/JPY chọc thủng xuống dưới vùng 128,50 thì điều đó có thể báo hiệu rằng thị trường đang đảo chiều.
Ngoài ra, các bạn trader cũng cần chú ý một số yếu tố tác động khác như số liệu GDP dự báo trước (advanced GDP) của Mỹ cho quý 1 và chỉ số giá PCE cơ bản cho tháng 3. Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ sẽ chậm lại, vì vậy, điều này có thể hạn chế đà tăng của USD/JPY trong ngắn hạn.