Các cặp tiền tiền chính bắt đầu đi ngang trong phiên châu Á ngày hôm nay, trước khi xu hướng giảm giá của USD xuất hiện vào cuối phiên, khi lạm phát giá tiêu dùng tại Mỹ tăng nhẹ trở lại sau khoảng một năm hạ nhiệt.
Nội dung bài viết
Phân tích kĩ thuật cặp USD/JPY
Biểu đồ kĩ thuật cặp USD/JPY: 15 phút
Cặp tiền này đang có xu hướng tăng cao hơn với các mức thấp được kết nối bởi một đường xu hướng tăng dần duy trì từ đầu tuần.
Một đợt giảm giá khác có thể diễn ra, tùy thuộc vào báo cáo lạm phát tại Mỹ. Công cụ Fibonacci thoái lui cho thấy, mức 38,2% thẳng hàng với đường xu hướng, sẽ củng cố sức mạnh cặp tiền quanh mức sàn 143,68. Một sự điều chỉnh lớn hơn có thể đạt đến mức 505 gần điểm xoay (143,54) và mức tâm lý hay mức Fibonacci 61,8% tại 143,41.
Nếu bất kỳ mức nào trong số này đóng vai trò là mức hỗ trợ, USD/JPY có thể tăng trở lại lên ngưỡng 144,00 và mức R1 (143,98).
Bối cảnh thị trường
Ngày 10/8, Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu cho thấy lạm phát giá tiêu dùng tại nước này tăng trở lại trong tháng 7, sau khoảng một năm hạ nhiệt, gây sức ép lên các nhà hoạch định chính sách khi cân nhắc các đợt tăng lãi suất tiếp theo.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 7 tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 3% của tháng 6. Giá nhà ở là yếu tố đóng góp lớn nhất vào mức tăng lạm phát, chiếm hơn 90%.
Nếu không tính giá thực phẩm và năng lượng, vốn thường xuyên biến động, CPI lõi trong tháng 7 tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
USD/JPY có thể leo lên ngưỡng 144,00
Từ đầu năm 2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed, ngân hàng trung ương Mỹ) đã tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Đợt tăng vào tháng trước đã đưa lãi suất của Mỹ lên mức cao nhất kể từ năm 2001.
Trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới có dấu hiệu hạ nhiệt, các quan chức Fed cho biết sẽ tùy thuộc vào số liệu cụ thể khi cân nhắc đưa ra các quyết định về lãi suất tiếp theo, đảm bảo cân bằng giữa việc giảm lạm phát và tránh đẩy nền kinh tế vào suy thoái.
Tuy nhiên, tốc độ tăng giá hiện nay ủng hộ quan điểm duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt để hạ nhiệt lạm phát.
Dự trữ dầu thô Mỹ theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã tăng 5,7 triệu thùng, vượt mức dự báo 2,1 triệu thùng.
Trong khi đó, giá sản xuất của Nhật Bản vào tháng 7 đã tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu công bố đã vượt mức dự báo 3,5%. Tuy nhiên, vẫn thấp hơn mức 4,3% của tháng 6, đánh dấu tháng giảm thứ 7 liên tiếp.
Lạm phát giá bán buôn của Nhật Bản trong tháng 7/2023 đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái, và là tháng thứ bảy giảm liên tiếp do chi phí năng lượng giảm, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) cho biết.
Trong tháng 7/2023 chỉ số giá hàng hóa doanh nghiệp (CGPI) – thước đo mà các công ty tính toán đối với hàng hóa và dịch vụ của họ – đã tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với dự báo tăng 3,5% của thị trường, nhưng lại giảm so với mức 4,3% vào tháng 6/2023.
USD/JPY có thể leo lên ngưỡng 144,00
Số liệu cũng thể hiện quan điểm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) rằng lạm phát tiêu dùng sẽ chậm lại trong những tháng tiếp theo khi giá hàng hóa toàn cầu trượt khỏi mức cao nhất của năm ngoái.
Kỳ vọng lạm phát MI của Australia đã giảm từ 5,2% xuống 4,9% trong tháng 7, cho thấy áp lực giá yếu hơn trong 12 tháng tới.