Trong phiên giao dịch ngày 30/8, cặp tỷ giá USD/JPY đang dao động sau khi đảo chiều giảm từ mức cao hàng năm. Những thách thức mới từ Trung Quốc, và tâm lý thận trọng trước các dữ liệu Mỹ đang gây sức ép lên phe bán JPY. Các dấu hiệu về sự thay đổi chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ cung cấp những hướng đi rõ ràng của tỷ giá.

Nội dung bài viết
Bối cảnh thị trường
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đang dao động quanh mức thấp nhất trong 13 ngày qua, ở ngưỡng 4,12%, sau khi làm mới mức thấp nhất nhiều ngày vào thứ Ba (29/8). Các dữ liệu yếu kém của Mỹ, trái ngược với xu hướng diều hâu của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã kéo cặp tỷ giá khỏi mức đỉnh kể từ cuối năm 2022. Tuy nhiên, tâm trạng thận trọng trước các số liệu kinh tế Mỹ đã cản trở các nhà giao dịch đồng yen.
Trong số những dữ liệu kinh tế Mỹ vừa công bố, Chỉ số Niềm tin người tiêu dùng của Conference Board thu hút sự chú ý lớn khi giảm mạnh từ 114,00 trong tháng 7 xuống 106,10 trong tháng 8 (thấp hơn mức dự báo 116,0). Báo cáo cơ hội việc làm JOLTS cũng ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2021, từ 9,165 triệu cơ hội tuyển dụng trong tháng 7 xuống 8,827 triệu trong tháng 8 (thấp hơn mức dự báo 9,465 triệu).
Các nhà phân tích tại Action Economics lưu ý rằng, dữ liệu này “đã góp phần củng cố niềm tin rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ không tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách ngày 19 và 20-9 sắp tới”.
Chỉ số giá nhà tại Mỹ tăng 0,3% trong tháng 6 (so với mức dự báo 0,2% và mức 0,7% của tháng 5).
Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản bất ngờ tăng lên 2,7% trong tháng 7, vượt mức dự báo 2,5% và cũng là mức của tháng 6. Tỷ lệ việc làm/ứng viên đã giảm xuống 1,29 so với mức dự báo 1,30 và cũng là mức của tháng 6.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki hôm thứ Ba cho biết, chính phủ nước này “sẽ xem xét các biện pháp kinh tế sẽ được áp dụng sau tháng 9”.
Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản mới đây đã công bố báo cáo thường niên cho thấy điểm uốn của tình trạng lạm phát ở Nhật Bản sau 25 năm nỗ lực khắc phục tình trạng giảm phát. Báo cáo kết luận rằng chính phủ phải hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) để đạt được mức tăng lương bền vững.
Do đó, xu hướng diều hâu của BOJ đã được tiếp thêm động lực. Yếu tố này cùng sự su giảm của lợi suất và đồng USD, bắt đầu gây áp lực lên USD/JPY.
Gần đây, những lời phàn nàn của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo về những khó khăn đối với các công ty Mỹ ở Trung Quốc đã thúc đẩy xu hướng giảm của USD/JPY.
Phân tích kỹ thuật cặp USD/JPY

Bất chấp đợt giảm giá mới nhất từ đường kháng cự tăng dần trong 2 tháng, gần mức 146,90, cặp USD/JPY vẫn sẽ đứng vững cho đến khi đường hỗ trợ tăng dần kéo dài một tuần qua gần mức 145,55 bị phá vỡ.
Trong thời gian tới, báo cáo việc làm ADP của Mỹ, ước tính lần cuối về tăng trưởng GDP quý II của Mỹ, và chỉ số Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) sẽ là những dữ liệu quan trọng sẽ xác định hướng đi của cặp tiền tệ này.