Thị trường cũng đã ghi nhận một số hoạt động chốt lời, khi nhiều nhà đầu tư quyết định không chờ đợi báo cáo chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tại Mỹ, cũng như khả năng các nhà lập pháp Mỹ đạt thỏa thuận nâng trần nợ trong ngày giao dịch cuối tuần. Đồng dollar Mỹ đã giảm một hoặc hai pip so với các đồng tiền chủ chốt khác, sau một đợt tăng ngắn hạn vào đầu phiên giao dịch. Do đó, cặp USD/JPY đang giao dịch gần mức thoái lui Fibonacci 50% của đợt tăng giá ngày hôm qua.

Nội dung bài viết
Dữ liệu kinh tế mới nhất
Khảo sát của CBI cho thấy, chỉ số doanh thu bán lẻ của Vương quốc Anh đã giảm từ mức +5 trong tháng 4 xuống -10 trong tháng 5, nhưng triển vọng vẫn là tích cực.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tăng 4.000 đơn vào tuần trước, lên mức 229.000, thấp hơn ước tính của Reuters là 225.000; trong khi dữ liệu từ tuần trước được điều chỉnh thấp hơn đáng kể, một dấu hiệu cho thấy thị trường lao động có rất ít dấu hiệu rạn nứt.
Erik Bregar, Giám đốc quản lý rủi ro ngoại hối và kim loại quý tại Silver Gold Bull, Toronto (Canada) cho biết: “Chúng ta chắc chắn sẽ không phải chứng kiến cuộc suy thoái mà mọi người đang bàn tán vào năm 2023, vì vậy trong bối cảnh đó, tỷ giá sẽ tăng cao hơn. Động lực chắc chắn đang nghiêng về phía đồng bạc xanh”.
Những bình luận gần đây từ các quan chức Fed cho thấy có hai luồng ý kiến về việc có nên tiếp tục tăng lãi suất hay không. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Boston Susan Collins hôm 25-5 cho rằng, có thể đã đến lúc Ngân hàng Trung ương Mỹ nên tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất; trong khi Chủ tịch Fed Richmond Tom Barkin cho biết Fed đang trong quá trình “thử nghiệm và học hỏi kinh nghiệm” kiềm chế lạm phát.

Những lo lắng về khả năng vỡ nợ của Mỹ đã hỗ trợ đồng bạc xanh trong thời gian gần đây, khi các cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra ở Washington để tăng trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD.
Theo Công cụ Fedwatch của CME, thị trường hiện đang định giá khoảng 53% xác suất Fed sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 6.
Ước tính GDP quý I của Mỹ đã được điều chỉnh tăng từ 1,1% lên 1,3%.
Doanh số nhà chờ bán tại Mỹ không thay đổi trong tháng 4, sau khi đã giảm 5,2% trong tháng 3.
Các dữ liệu của ANZ-Roy Morgan cho thấy, niềm tin người tiêu dùng New Zealand đã giảm nhẹ từ mức 79,3 trong tháng 4 xuống 79,2 trong tháng 5.
Lạm phát cốt lõi của Tokyo trong tháng 5 ghi nhận mức tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 3,5% của tháng 4 và mức dự báo 3,3%.
Phân tích kĩ thuật cặp USD/JPY

Cặp tiền này hiện đang giao dịch gần với mức 139,80, không xa mức thoái lui Fibonacci 50% của đợt tăng giá ngày hôm qua. Quan trọng hơn, mức 139,80 nằm ngay trên mức Điểm xoay của ngày hôm nay (139,69) và đường xu hướng hỗ trợ đã xuất hiện từ đầu tuần này.
Hành động giá của cặp tiền này có thể sẽ phụ thuộc vào việc công bố chỉ số giá PCE cốt lõi của Mỹ. Có thông tin cho rằng, các số liệu mới sẽ không thay đổi quá nhiều so với tháng trước, qua đó giúp cặp tỷ giá tiếp tục duy trì xu hướng tăng kể từ đầu tuần.
Sự phục hồi từ mức thoái lui Fibonacci 38,2% hiện tại có thể tạo ra một giao dịch tốt, đặc biệt nếu USD/JPY tăng lên mức cao hàng tuần mới trước khi tuần giao dịch kết thúc.