Trong phiên giao dịch ngày 29 tháng 11, giá dầu tăng vọt sau kỳ vọng Trung Quốc sẽ nới lỏng các biện pháp kiểm soát dại dịch COVID-19. Cuối tuần qua, dư luận nước này đã phản ứng mạnh, và tổ chức biểu tình để phản đối những biện pháp quá khắt khe.
Dầu thô Brent tăng 1,4 USD, tương đương 1,7% và giao dịch ở mức 84,57 USD/thùng lúc 13h45 giờ Việt Nam. Hợp đồng tương lai dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 1,17 USD, tương đương 1,5%, lên 78,39 USD/thùng.
Cả hai điểm chuẩn đã tăng hơn 2 USD trong đầu phiên giao dịch.
Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp báo liên quan đến các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát COVID trong bối cảnh các ca nhiễm mới chạm mức kỷ lục và các cuộc biểu tình ở Thượng Hải và Bắc Kinh.
Cổ phiếu châu Á cũng tăng điểm khi có thông tin tình trạng bất ổn có thể dẫn đến việc nới lỏng các hạn chế tại Trung Quốc. Những tin đồn tương tự đã khiến thị trường lên xuống thất thường trong nhiều tuần trở lại đây.
Giá dầu còn được hỗ trợ bởi kỳ vọng các nhà sản xuất dầu lớn sẽ điều chỉnh kế hoạch sản xuất tại cuộc họp sắp tới.
Tổ chức OPEC+ sẽ tổ chức một cuộc họp vào ngày 4 tháng 12. Các nhà phân tích tại Eurasia Group đã đề xuất trong một lưu ý vào thứ Hai rằng nhu cầu suy yếu từ Trung Quốc có thể thúc đẩy OPEC+ cắt đầu ra.
Các nhà phân tích từ Haitong Futures cho biết: “Mặc dù đây chỉ là phỏng đoán… không phải là tuyên bố chính thức từ OPEC, nhưng vẫn phản ánh tâm lý thị trường trong ngắn hạn và có khả năng sẽ tạo ra bước ngoặt đối với giá dầu”.
Giới chức nhóm G7 và Liên minh châu Âu đã thảo luận về mức trần từ 65 đến 70 USD một thùng, với mục đích hạn chế doanh thu để tài trợ cho cuộc tấn công quân sự của Moscow ở Ukraine mà không làm gián đoạn thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Nội dung bài viết
Doanh nghiệp điện tại Pháp loay hoay trong khó khăn về nguồn cung
Gã khổng lồ năng lượng EDF (EDF.PA) mới đây đã ký kết các khoản vay mới trị giá tổng cộng 2,2 tỷ euro (2,28 tỷ USD) đáo hạn trong ba năm. Đây là nỗ lực để tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh sản lượng năng lượng điện hạt nhân suy giảm, đè nặng lên nhu cầu tiêu thụ tăng cao.
Giới phân tích nhận định, “Giao dịch này làm tăng tính linh hoạt về tài chính của nhóm trong những năm tới. Đồng thời, các khoản vay đã được ký kết với sáu ngân hàng và sẽ được rút ra vào tháng 12 năm 2022.”
Công ty này cho biết vào tháng 10 rằng dự kiến sẽ đạt khoảng 32 tỷ euro so với thu nhập cốt lõi cả năm từ sản xuất điện hạt nhân thấp hơn.
Một lần nữa, vào ngày 3/11, EDF cũng đang trong quá trình quốc hữu hóa bởi chính phủ Pháp, đã hạ mục tiêu sản lượng hạt nhân năm 2022. Công ty cho biết mục tiêu giảm là do sự chậm trễ trong bảo trì do công nhân đình công và việc ngừng hoạt động bảo trì kéo dài của 4 lò phản ứng bị ảnh hưởng bởi sự ăn mòn.
Tài chính của tập đoàn cũng bị áp lực bởi quyết định của chính phủ buộc tập đoàn này phải bán một lượng điện hạt nhân ngày càng tăng dưới giá thị trường để giải quyết lạm phát.
Để chuẩn bị cho một mùa tiêu hao năng lượng mới. Công ty điện lực EDF của Pháp (EDF.PA) đang tìm cách tuyển dụng một thế hệ thợ hàn, thợ lắp đường ống và nhà sản xuất nồi hơi mới để sửa chữa các lò phản ứng hạt nhân cũ nhằm đáp ứng nguồn cung khi mà khủng hoảng năng lượng ở châu Âu bùng phát trở lại. Bối cảnh này cho thấy sức hấp dẫn của năng lượng nguyên tử.
Vấn đề là ở Pháp đang thiếu hụt những công nhân lành nghề đến mức EDF, đã phải tuyển gấp khoảng 100 nhân công mới trong số đó, từ Mỹ và Canada. Đây là lĩnh vực mà trước đây công ty này hoàn toàn không “mặn mà.”
Pháp cũng đang nỗ lực trong quá trình quốc hữu hóa hoàn toàn, chạy đua với thời gian để đảm bảo lực lượng hạt nhân có thể hoạt động hết công suất trong suốt mùa đông. Hiện, sản lượng điện trong năm nay tại quốc gia này đã giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm do số lần mất điện kỷ lục.
Đây không chỉ là vấn đề giữ ấm cho các hộ gia đình ở Pháp và các nước châu Âu khác trong những tháng lạnh nhất mà còn là sản lượng thấp hơn trong năm nay dự kiến sẽ khiến công ty thiệt hại khoảng 32 tỷ euro (33 tỷ USD) năm 2022, khiến tình hình tài chính của công ty gặp nguy hiểm.
EDF đang chuẩn bị xây dựng ít nhất sáu lò phản ứng thế hệ mới trong vòng 25 năm tới, với tổng vốn đầu tư khoảng 52 tỷ euro, do đó, tập đoàn này đang gấp rút tăng cường tuyển dụng trên khắp cả nước.
Tập đoàn EDF đã đồng tài trợ cho việc mở một trung tâm đào tạo thợ hàn ở Normandy – Haute Ecole demation en soudage (Hefais) trong tháng trước, với số lượng khoảng 40 học viên trong năm nay, dự kiến sẽ tăng lên 200 học viên từ năm 2023.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định đây chỉ là một “giọt nước trong biển cả”. EDF ước tính rằng ngành công nghiệp hạt nhân của Pháp cần tuyển dụng từ 10.000 đến 15.000 công nhân mỗi năm trong vòng 7 năm tới.