Các hợp đồng dầu thô đang hướng tới tuần tăng mạnh mẽ nhất trong vòng 1-1 / 2 tháng. Thị trường vàng đen khởi sắc nhờ triển vọng lệnh cấm dầu Nga của EU trong bối cảnh mùa di chuyển tại Mỹ sắp bắt đầu.
Trong phiên giao dịch ngày 27 tháng 5, giá dầu giảm điểm nhưng giao dịch vẫn ở gần mức cao nhất trong hai tháng. Cụ thể, vào lúc 13h42 theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent giao tháng 7 giảm 21 xu, tương đương 0,2% xuống 117,19 USD / thùng sau khi tăng cao tới 118,17 USD. Điểm chuẩn này vẫn đang trên đà tăng khoảng 4% trong tuần.
Giá dầu thô kỳ hạn WTI của Mỹ giảm 24 xu, tương đương 0,2% xuống 113,85 USD / thùng. WTI có khả năng tăng thêm 0,5% theo tuần.
Madhavi Mehta, nhà phân tích nghiên cứu hàng hóa tại Kotak Securities, cho biết: “Những lo ngại về nguồn cung chắc chắn đang thu hút sự chú ý của thị trường khi mà hàng hóa tại Mỹ cũng đang thắt chặt. Hiện, Liên minh châu Âu EU đang xem xét lệnh cấm xuất khẩu dầu thô của Nga”.
Bà nói thêm: “Thị trường Mỹ sẽ vẫn là trọng tâm trong của thị trường thời gian tới vì chúng ta đang bước vào mùa đi lại cao điểm là mùa hè. Ngoài ra, một thông tin quan trọng là tình hình dịch bệnh tại Trung QUốc được kiểm soát tốt hơn, tạo đà cho nền kinh tế.”
Cả hai hợp đồng dầu thô chuẩn đều sẵn sàng khép lại tuần tăng giá trong bối cảnh EU đang kêu gọi các thành viên ủng hộ nhất trí với các biện pháp trừng phạt mới được đề xuất, trong đó Hungary đang đưa ra một trở ngại.
Cụ thể, Hungary đang yêu cầu khoảng 750 triệu euro (800 triệu USD) để nâng cấp các nhà máy lọc dầu và mở rộng đường ống dẫn dầu từ Croatia để có thể dần rút khỏi dầu của Nga.
Ngay cả khi không có lệnh cấm chính thức, lượng dầu của Nga hiện đang có sẵn trên thị trường sẽ ít hơn nhiều bởi người mua và các doanh nghiệp đang “lảng tránh” nguồn hàng này.
RIA dẫn lời Phó thủ tướng Nga Alexander Novak đưa tin, sản lượng dầu của Nga sẽ giảm xuống còn 480-500 triệu tấn trong năm nay. Năm ngoái, sản lượng dầu của Nga đạt 524 triệu tấn.
Nhiều yếu tố khác cũng hỗ trợ giá dầu.
Sugandha Sachdeva, Phó chủ tịch Nghiên cứu hàng hóa tại Religare Broking cho biết: “Trung tâm tài chính Thượng Hải (Trung Quốc) đang chuẩn bị mở cửa trở lại sau hai tháng phong tỏa là một dấu hiệu cho thấy triển vọng tăng nhu cầu. Cùng với đó là mùa lái xe tại Mỹ đã bắt đầu nhằm hưởng ứng kì nghỉ Lễ Chiến sĩ trận vong tại Mỹ cũng có sự tác động lớn đến dầu mỏ”
Trong tuần qua, lo ngại về các mối đe dọa đối với nền kinh tế toàn cầu, chủ đề chính của cuộc họp ở Davos, cũng làm dấy lên lo ngại về nhu cầu dầu và tiếp tục gây sức ép lên giá cả.
Trong khi đó, thông tin đáng mừng cho thị trường là Bắc Kinh đang đẩy mạnh các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh để sớm dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt trong hơn một tuần nữa.
Các phong tỏa ở Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, đã ảnh hưởng đến sản lượng công nghiệp và xây dựng, thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ nền kinh tế, bao gồm việc cắt giảm lãi suất thế chấp lớn hơn dự kiến vào thứ Sáu tuần trước.
Trước đó, giới chuyên gia cho rằng, việc Liên minh châu Âu không thể đạt được thỏa thuận cuối cùng về việc cấm nhập khẩu dầu từ Nga cũng ảnh hưởng tới giá cả.
Các ngân hàng đầu tư bao gồm UBS và Goldman Sachs đã hạ triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc vào năm 2022. Trong khi đó, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết bà không kỳ vọng một cuộc suy thoái đối sẽ “gõ cửa” các nền kinh tế lớn nhưng không thể loại trừ nguy cơ này.
Tamas Varga, công ty môi giới dầu PVM cho biết: “Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang suy yếu nhanh chóng dưới tác động chung của việc tăng lãi suất, đại dịch bùng phát tại Trung Quốc và căng thẳng tại châu Âu”.
Trong khi đó, Jeffrey Halley, nhà phân tích tại công ty môi giới OANDA nhận định rằng: “Dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã tụt dốc và tâm lý lo ngại về dịch bệnh lan rộng tại Bắc Kinh đã đẩy giá dầu đi xuống.”
Theo dữ liệu từ chính phủ Mỹ, dự trữ dầu thô của nước này đã giảm 1 triệu thùng trong tuần trước; dự trữ xăng cũng giảm nhẹ; dự trữ sản phẩm chưng cất tăng 1,7 triệu thùng. Các nhà máy lọc dầu đã tăng tốc độ xử lý, nâng công suất sử dụng lên 93,2% – mức cao nhất kể từ tháng 12/2019.
Các nhà máy lọc dầu đang phải hoạt động hết công suất để đối phó với nhu cầu ngày một gia tăng, đặc biệt là từ nước ngoài, khi xuất khẩu sản phẩm tinh chế tăng lên hơn 6,2 triệu thùng/ngày vào tuần trước.
Trước đó, ngày 26 tháng 5, OPEC + đã quyết định tuân theo một thỏa thuận sản xuất dầu đã được thống nhất vào năm ngoái tại cuộc họp vào ngày 2 tháng 6 đồng thời nâng mục tiêu sản lượng tháng 7 lên 432.000 thùng mỗi ngày.
Theo một thỏa thuận đạt được vào tháng 7 năm ngoái, OPEC + đã nới lỏng mức cắt giảm sản lượng kỷ lục với mức tăng khoảng 400.000 thùng / ngày mỗi tháng.
Việc cắt giảm dự kiến sẽ không được thực hiện vào cuối tháng 9 nhưng sản lượng dầu của tập đoàn này đã giảm mạnh do các lệnh trừng phạt và sự miễn cưỡng của người mua đối với Nga. Ngoài ra, nguồn cung của Nigeria và Angola cũng thấp so với mục tiêu.
Theo dữ liệu nội bộ, trong tháng 4, OPEC + đã sản xuất thấp hơn mục tiêu 2,6 triệu thùng / ngày. Trong đó, Nga chiếm một nửa mức thiếu hụt trên.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết sản lượng dầu và khí ngưng tụ ở nước này dự kiến sẽ giảm hơn 8% xuống còn 480 triệu – 500 triệu tấn trong năm nay.
Giá dầu tăng 5% trong tháng tính đến tháng 5, chủ yếu do kỳ vọng rằng Liên minh châu Âu sẽ đạt được sự nhất trí của toàn khối về vấn đề dầu Nga.
Hiện, Nga đã và đang thúc đẩy đáng kể việc bán dầu cho Trung Quốc và Ấn Độ khi người mua ở Châu Âu đang “thờ ơ” với dầu Nga
Theo reuters