Khép lại phiên giao dịch ngày 28 tháng 4, giá dầu tăng cao hơn do khả năng Đức cùng với các thành viên Liên minh châu Âu khác, ủng hộ lệnh cấm vận đối với dầu của Nga. Động thái này có thể thắt chặt hơn nữa nguồn cung trên thị trường dầu thô toàn cầu vốn đã căng thẳng.
Chốt phiên, dầu thô Brent kỳ hạn tăng 2,27 USD lên 107,59 USD / thùng trong khi dầu thô WTI của Mỹ tăng 3,34 USD, tương đương 3,3% lên 105,36 USD.
Giới thương nhân cũng đã phản ứng trước thông tin mà Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck tuyên bố, nền kinh tế đầu tàu của EU có thể đối phó với lệnh cấm vận đối với nhập khẩu dầu của Nga. Đức hy vọng sẽ tìm được nguồn cung khác thay thế hàng hoá từ Nga.
Jim Ritterbusch, chủ tịch của Ritterbusch và Cộng sự cho biết: “Quyết định rõ ràng của Đức về việc đưa ra lệnh trừng phạt dầu của Nga có thể là một tác động lớn và rõ ràng đối với lệnh cấm tổng thể của cả châu lục này.”
Trước đó, Đức phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu năng lượng của Nga và đã phản đối lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn.
Trước cuộc chiến ở Ukraine, dầu của Nga chiếm khoảng 1/3 nguồn cung của Đức. Một tháng trước, Bộ trưởng Habeck cho biết quốc gia này đã giảm phụ thuộc vào dầu của Nga xuống còn 25% lượng nhập khẩu.
Nga đã bắt đầu coi xuất khẩu năng lượng như một mục tiêu sau phản ứng của Mỹ và các đồng minh về cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Nga đã cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria và đang cố gắng thúc đẩy EU áp dụng hệ thống thanh toán khí đốt mới của mình, bao gồm việc mở tài khoản tại ngân hàng Gazprombank. Tại ngân hàng này các khoản thanh toán bằng euro hoặc đô la Mỹ sẽ được chuyển đổi thành đồng rúp.
Theo một số nguồn tin chia sẻ, khi Nga phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây, sản lượng dầu của Nga có thể giảm tới 17% vào năm 2022.
Mỗi ngày, có khoảng một nửa trong số 4,7 triệu thùng dầu thô xuất khẩu từ Nga sang EU. Do đó, nếu cắt bỏ nguồn cung này thì sẽ gây thất thu lớn.
Theo tổ chức nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và không khí sạch, châu Âu đã trả cho Nga 4,94 tỷ USD dầu nhập khẩu kể từ gần cuối tháng 2.
Bất chấp sự thiếu hụt dự kiến này, OPEC+ dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng sản lượng khiêm tốn trong cuộc họp vào ngày 5/5.
Đồng đô la Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong hai thập kỷ vào thứ Năm, và càng được thúc đẩy khi các đồng tiền khác suy yếu, chẳng hạn như đồng yên và đồng euro. Đồng đô la Mỹ mạnh hơn thường khiến dầu giảm giá vì giao dịch bằng đồng tiền này, và những người nắm giữ tiền tệ khác sẽ thấy giá cả tăng lên.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết dự trữ dầu thô chỉ tăng 692.000 thùng trong tuần trước, không đạt như kỳ vọng, nhưng tồn kho sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu diesel và nhiên liệu máy bay, đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2008.
Cũng trong ngày 28 tháng 4, Ủy ban Thượng viện Mỹ sẽ cân nhắc về một dự luật mở nhóm sản xuất dầu mỏ OPEC (gọi là NOPEC) và các đối tác của nhóm ngay trong tuần tới, để khởi kiện về những hoạt động khiến giá dầu đội lên cao.
Dự luật do Thượng nghị sĩ Chuck Grassley, đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar, đảng Dân chủ, và nhiều quan chức khác ủng hộ, và được xem như một nỗ lực mạnh mẽ của chính quyền Biden nhằm kiểm soát giá xăng dầu kể từ sau khi Nga tấn công vào Ukraine.
Dự luật NOPEC cho phép Bộ trưởng Tư pháp Mỹ khởi kiện các nước sản xuất dầu, chẳng hạn như các nước trong OPEC theo luật chống tín nhiệm.
Năm ngoái, Mỹ cũng từng thực hiện một đợt khởi kiện tương tự.
Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù luật NOPEC đã thất bại tại Quốc hội Mỹ trong gần 22 năm qua, nhưng những người ủng hộ dự luật thì cho rằng, có thể đó là do các hành động của Nga, quốc gia gần đây đã sản xuất khoảng 10% lượng dầu của thế giới.
Taylor Foy, người phát ngôn của Thượng nghị sĩ Grassley, cho biết: “Hiện nay, với bối cảnh giá năng lượng tăng cao và sự cam kết của chính quyền đối với các nhà sản xuất dầu nước ngoài, việc đảm bảo thực hành sản xuất và bình ổn giá chưa bao giờ quan trọng hơn thế”.
Theo thống kê, giá dầu tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008 vào đầu năm nay sau khi Nga tấn công vào Ukraine và duy trì ở mức hơn 100 USD / thùng do lo ngại xung đột sẽ khiến nguồn cung bị thắt chặt trên toàn cầu.
Nếu như dự luật được thông qua tại cả hai viện của Quốc hội, và Tổng thống Joe Biden ký xác nhận thì sẽ trở thành luật. Nhà Trắng hiện chưa bình luận gì thêm về việc liệu ông Biden có ủng hộ dự luật hay không.
Theo Reuters