Trong phiên giao dịch vào thứ Ba (16/5), giá vàng lao dốc khi giới đầu tư đánh giá bình luận về lãi suất vẫn ở mức cao của các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ, trong khi thị trường cũng tập trung vào diễn biến cuộc tranh luận về trần nợ của Mỹ.

Cụ thể, vào lúc 7 giờ 29 phút giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 2.014,62 USD/ounce, trong khi đó, giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,2% xuống 2.018,90 USD.
Hôm 15/5, ngân hàng trung ương Mỹ phát đi tín hiệu rằng lãi suất vẫn ở mức cao và có thể sẽ tăng cao hơn do lạm phát vẫn dai dẳng và nền kinh tế mới chỉ có những dấu hiệu suy yếu tạm thời.
Tuy nhiên, chủ tịch Fed chi nhánh Atlanta, Raphael Bostic, cho biết ông “có khuynh hướng” giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tiếp theo.
Trong khi vàng được coi là một hàng rào chống lại lạm phát, lãi suất tăng làm giảm sức hấp dẫn của vàng vốn không mang lại lợi suất.
Theo công cụ FedWatch của CME, các thị trường hiện đang định giá 75,3% khả năng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ giữ lãi suất ở mức hiện tại vào tháng 6.
Hôm 15/5, Bộ Tài chính Mỹ đã nhắc lại rằng dự kiến Mỹ chỉ có thể thanh toán các hóa đơn của chính phủ cho đến ngày 1 tháng 6 nếu giới hạn nợ không được nâng lên, qua đó làm tăng áp lực lên các thành viên Đảng Cộng hòa trong Quốc hội và Nhà Trắng để đạt được thỏa thuận trong những ngày tới.
Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy của Đảng Cộng hòa đã chuẩn bị cho các cuộc đàm phán quan trọng về trần nợ trong bối cảnh chỉ còn hơn hai tuần nữa là chính phủ Mỹ có thể cạn kiệt ngân sách để thanh toán các hóa đơn.
Fed chi nhánh New York hôm thứ Hai cho biết tình hình sản xuất ở bang New York đã sụt giảm trong tháng 5.
Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,3% xuống 24,05 USD/ounce, bạch kim giảm 0,1% xuống 1.063,68 USD và palladium giảm 0,3% xuống 1.528,20 USD.
Nội dung bài viết
Vàng có nguy cơ giảm xuống 1.900 USD

Vàng đã tăng 10% từ đầu năm đến nay và đà tăng đang giảm dần, ngân hàng ABN AMRO khẳng định.
Trong một báo cáo hôm 12/5, Georgette Boele, nhà kinh tế cấp cao tại ABN AMRO, cho biết đà phục hồi mạnh mẽ của vàng đã đưa giá vàng đi xa nhất có thể trong năm nay.
“Năm nay giá vàng đã tăng hơn 10% so với đồng USD. Đồng USD yếu hơn và kỳ vọng chu kỳ tăng lãi suất của Fed sẽ sớm kết thúc là những lý do chính đằng sau sức mạnh của vàng. Những lo ngại về triển vọng kinh tế, lạm phát và địa chính trị căng thẳng cũng đã hỗ trợ giá. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng xu hướng tăng bị hạn chế so với mức hiện tại,” chuyên gia Boele cho biết.
Boele chỉ ra rằng với giá vàng tháng 6 giao dịch trên sàn Comex lần cuối ở mức 2.018,70 USD/ounce, vàng có nguy cơ giảm trở lại phạm vi 1.900-1.950 USD trước khi tiếp tục xu hướng cao hơn.
Khả năng tăng giá của vàng bị hạn chế vì Fed sẽ không cắt giảm lãi suất sớm như thị trường mong đợi.
Chuyên gia Boele giải thích: “các thị trường dự đoán việc cắt giảm lãi suất của Fed sẽ bắt đầu vào quý III. Điều này được phản ánh trong giá vàng. Chúng tôi nghĩ rằng việc cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra sau đó và việc nới lỏng sẽ chỉ bắt đầu vào cuối năm nay.”
Đồng USD cũng sẽ ảnh hưởng đến vàng trong vài tháng tới do đồng bạc xanh có khả năng tăng giá khi thị trường định giá lại việc cắt giảm lãi suất của Fed.
Nhưng xu hướng tăng giá tổng thể vẫn sẽ tiếp tục và vàng sẽ tăng tốc vào năm 2024, với việc Fed, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng trung ương Anh bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ của họ, bà Boele lưu ý.
“Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed, ECB và BoE sẽ là yếu tố tích cực đối với giá vàng vào năm 2024 khi chênh lệch tỷ giá giữa USD/EUR/GBP so với vàng (tài sản lãi suất bằng 0) được thu hẹp. Có khả năng tác động sẽ nhẹ hơn so với khi lãi suất thấp hơn nhiều vì mức chênh lệch đáng kể có lợi cho đồng tiền này sẽ vẫn được duy trì,” vị chuyên gia này nói.
ABN AMRO dự báo vàng sẽ ở mức 2.000 USD/ounce trong năm 2023 và 2.200 USD/ounce trong năm 2024.