Nội dung bài viết
Tiêu điểm trong ngày
*Dữ liệu CPI của Mỹ cho tháng 7 sẽ công bố vào thứ Năm
*Lượng vàng nắm giữ của SPDR Gold ETF giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng
*Chỉ số USD index giảm 0,2%
Trong phiên giao dịch vào thứ Năm (10/8), giá vàng tăng cao hơn từ mức thấp nhất trong một tháng khi đồng USD giảm giá trước thềm dữ liệu lạm phát của Mỹ công bố. Dữ liệu này sẽ hoặc phá vỡ hoặc sẽ định hình các quyết định lãi suất sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed.

Cụ thể, vào lúc 14 giờ 52 phút giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.918,24 USD/ounce, dao động gần mức thấp nhất kể từ ngày 10/7 vào thứ Tư (9/8). Giá vàng kỳ hạn của Mỹ không đổi ở mức 1.951 USD.
Dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ dự kiến sẽ cho thấy lạm phát tăng nhẹ trong tháng 7.
Giám đốc điều hành ngân hàng OCBC Christopher Wong nhận xét, trọng tâm thu hút sự quan tâm của thị trường vẫn là lạm phát lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động). Theo ông Christopher Wong, bất kỳ yếu tố nào cho thấy lạm phát lõi giảm nhiều hơn dự kiến đều có thể hỗ trợ giá vàng.
Lãi suất cao đã làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng, vốn đã giảm hơn 7% kể từ khi đạt gần mức cao kỷ lục vào tháng 5.
Kirill Kirilenko, nhà phân tích cấp cao của công ty tư vấn CRU có trụ sở tại London, cho rằng lạm phát lõi hiện vẫn quá cao mặc dù đã có dấu hiệu hạ nhiệt, đồng thời thị trường lao động vẫn thắt chặt. Do đó, Fed có thể chưa sẵn sàng bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay.
Tuy nhiên, với lạm phát PCE lõi vẫn còn quá cao mặc dù có dấu hiệu hạ nhiệt và thị trường lao động vẫn thắt chặt, Fed có thể chưa sẵn sàng bắt đầu nới lỏng trong năm nay, chuyên gia Kirilenko nhấn mạnh.
Các nhà giao dịch nhận thấy 86,5% khả năng Fed sẽ không tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách tiếp theo vào tháng 9 và kỳ vọng động thái tiếp theo của ngân hàng trung ương là cắt giảm lãi suất, có thể vào mùa xuân năm 2024.
Giám đốc Christopher Wong của OCBC nói thêm, triển vọng của vàng sẽ sáng hơn khi nhà đầu tư kỳ vọng Fed giảm lãi suất và đồng USD yếu đi. Tất cả sẽ phụ thuộc vào xu hướng lạm phát giảm tốc như thế nào.
Phản ánh sự quan tâm của nhà đầu tư đối với vàng, lượng nắm giữ của SPDR Gold Trust, quỹ giao dịch trao đổi được hỗ trợ bằng vàng lớn nhất thế giới, đã giảm lượng nắm giữ xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3.
Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,6% lên 22,81 USD/ounce, bạch kim tăng 1,5% lên 901,45 USD và palladium tăng 0,8% lên 1.245,03 USD.
Giá vàng tăng khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào đồng USD

Vàng tiếp tục bám vào mức hỗ trợ quanh 1.950 USD/ounce khi giá cố gắng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư giá lên; tuy nhiên, một chiến lược gia thị trường cho rằng kim loại quý vẫn có ‘chỗ đứng’ nhất định để tận dụng vai trò tiền tệ của đồng USD đang yếu đi.
Trong một cuộc phỏng vấn với Kitco News, Willem Middelkoop, nhà sáng lập kiêm giám đốc đầu tư của Commodity Discovery Fund, cho biết thông báo tuần trước của Fitch Ratings về việc hạ bậc xếp hạng nợ của Mỹ có thể là tia lửa châm ngòi cho khủng hoảng thị trường tài chính toàn cầu.
Chuyên gia Middelkoop nói thêm rằng sự biến động gần đây trên thị trường trái phiếu khi lợi suất trái phiếu 10 năm giữ khoảng 4% là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy các nhà đầu tư đang mất niềm tin vào đồng USD.
“Thị trường trái phiếu luôn đúng. Nó đang thể hiện sự đổ vỡ của hệ thống tài chính,” ông nói. “Mỹ có một vấn đề mà rõ ràng là họ sẽ không bao giờ giải quyết được. Ngày càng có nhiều quốc gia không còn hỗ trợ bằng đồng USD nữa và tôi nghĩ vì điều đó mà chính phủ sẽ gặp khó khăn trong việc tìm người mua trái phiếu Mỹ. Chúng ta có thể thấy Fed sẽ sớm can thiệp và vàng sẽ bị tác động.”
Theo Middelkoop, các nhà đầu tư tiếp tục nhận thấy các dấu hiệu cho thấy thị trường trái phiếu toàn cầu đang bị phá vỡ do sức nặng của thâm hụt ngày càng tăng. Vào tháng 10-2022, thị trường trái phiếu Anh đã chứng kiến một cuộc khủng hoảng niềm tin từ các nhà đầu tư sau khi Thủ tướng mới được bổ nhiệm lúc đó đưa ra chính sách cắt giảm thuế lớn nhất trong vòng 50 năm.
Một sự rạn nứt khác cũng mới xuất hiện 2 tuần trước sau khi Nhật Bản chứng kiến lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng lên mức cao nhất trong 9 năm.
“Chúng ta đang chứng kiến sự đổ vỡ trên thị trường trái phiếu. Có điều gì đó không ổn. Vàng có thể chưa phản ứng ngay với những dấu hiệu cảnh báo này, nhưng cuối cùng nó sẽ phản ứng”.
Trong môi trường này, chuyên gia Middelkoop nói rằng, ông không quan tâm nhiều đến biến động giá trong ngắn hạn mà tập trung nhiều hơn đến dài hạn bởi vàng vẫn đang được hỗ trợ rất tốt. Theo ông, vai trò của vàng với tư cách là một kim loại tiền tệ mới bắt đầu được xây dựng khi các quốc gia tăng tốc phi đô la hóa.
Ông cũng lưu ý rằng, nhu cầu vàng của ngân hàng trung ương tiếp tục thống trị thị trường, điều mà ông kỳ vọng sẽ duy trì trong vài năm tới.
Ông giải thích rằng các ngân hàng trung ương xem giá trị của vàng như một tài sản có tính thanh khoản cao, có thể chuyển đổi khi họ đa dạng hóa danh mục đầu tư khỏi đồng USD. Tiền tệ có thể không được hỗ trợ bằng vàng, nhưng nó sẽ vẫn được liên kết với kim loại quý này.