Giá vàng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (17/3) tăng 1% vào Thứ Năm (17/3), được hỗ trợ bởi sự suy yếu đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ. Cùng với đó, các nhà đầu tư đang thận trọng theo dõi diễn biến trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine.
Khép phiên, giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.943,30 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn cũng tăng 1,8% lên 1.943,20 USD/ounce.
Thị trường tiếp tục chứng kiến một ngày giao dịch nhiều biến động liên quan tới các vấn đề như quyết định tăng lãi suất sau cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), việc Ngân hàng Trung ương Anh nghiêng về chính sách mềm mỏng và những lo ngại liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine tiếp diễn. Ngay trong trong 17/3, Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã bỏ phiếu để tăng lãi suất thêm 0,25 điểm, đưa chi phí đi vay chính thức trở lại mức trước đại dịch là 0,75%. Ủy ban này cho biết “một số biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ từ từ sẽ được tiếp tục thực hiện trong những tháng tới”. Sau động thái này, các nhà giao dịch dự báo có khăng BoE sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm nữa.
Chỉ số S&P đóng cửa tăng 1,1%, và chỉ số Nasdaq tăng 1,3%. Lợi suất Trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm chạm mức 2,19%. Giá dầu tăng do các tin tức tiêu cực về đàm phán hòa bình ở Ukraine.
Miguel Perez-Santalla, người đứng đầu bộ phận kinh doanh và tiếp thị của Heraeus Metals Management nhận định, đồng USD yếu hơn và căng thẳng ở Ukraine vẫn còn tiếp diễn là nguyên nhân khiến mọi người đổ xô vào vàng.
Đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau khi FED ra quyết định tăng lãi suất sau cuộc họp của FOMC hôm 15,16/3.
Mặc dù lãi suất của Mỹ tăng thường có xu hướng gây áp lực lên vàng vì làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản này, song các nhà đầu tư vàng dường như khá bình tĩnh đón nhận việc FED tăng lãi suất, vì điều này chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề lạm phát đang tăng vọt.
“Nếu bạn phải nhìn vào điều gì đó để khuyến khích mình rằng đợt tăng giá này sẽ còn tiếp diễn, thì hãy xem xét các luồng tiền ETF (quỹ giao dịch hoán đổi), và điều đó thực sự tích cực,” nhà phân tích độc lập Ross Norman cho biết.
Trữ lượng của quỹ ETF dựa trên vàng lớn nhất thế giới – SPDR Gold Trust, đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2021 ở 1.070,53 tấn.
Trên các thị trường kim loại quý khác, giá palladium tăng 4,1% lên 2.507,42 USD/ounce, dù thấp hơn gần 1.000 USD so với mức đỉnh của tháng 3.
Ông Edward Meir, nhà phân tích của ED&F Man Capital Markets, cho biết với việc các nhà sản xuất không gặp vấn đề gì trong việc vận chuyển kim loại, dường như nỗi lo thiếu hụt nguồn cung đã không còn quá đáng ngại.
Giá bạc giao ngay tăng 1% lên 25,31 USD/ounce, bạch kim tăng 0,4% lên 1.021,95 USD.
Nội dung bài viết
Phân tích kỹ thuật
Trong phân tích vào Thứ Tư (16/3) trước cuộc họp của FED, giá vàng chững lại ngay trước 1.900 USD do cuộc khủng hoảng Ukraine. Điều này được giải thích rằng vàng đang gặp một vùng hỗ trợ trên biểu đồ ngày và giá đang có sự điều chỉnh nội tại.
Đã có dự đoán cho rằng, “giá vàng có thể tiếp tục đi xuống đến mức đáy của ngày 24/2 ở 1.878 USD, nhưng bởi giá chững lại, không loại trừ khả năng giá sẽ trở về giá trị trung bình (Mean Reversion) 50%, nhắm tới đường viền cổ của hình chữ M ở vào khoảng 1.960 USD/1.970 USD.”
Đúng như dự đoán này, giá vàng đã thực sự di chuyển về phía vùng kháng cự được đề cập ở trên. Theo như phân tích, sự mất cân bằng của giá sẽ được giảm thiểu hơn nữa, khi đường xu hướng ngược gặp mức đáy trước đó gần giá trị trung bình 50% quanh 1.960 USD. Nếu khu vực kháng cự này được giữ vững, thì phe giá xuống có thể bị thu hút bởi việc giá vàng sẽ thử ngưỡng 1.880 USD. Đây là mốc bảo vệ cuối cùng trước khi giá tiếp tục đi xuống.
>> Xem thêm: Dầu Brent Lại Vượt Mốc 100 USD