Giá vàng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (16/2) tăng lên sau khi Mỹ cho biết Nga vẫn đang duy trì quân gần biên giới Ukraine. Cùng với đó, các thị trường hiện đang chờ đợi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố biên bản cuộc họp chính sách gần nhất.
Nội dung bài viết
Giá vàng đang tăng dần, giá vàng kỳ hạn giảm dần
Khép phiên, giá vàng giao ngay tăng 0,9% lên 1.869,41 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn giảm 0,8% ở mức 1.871,50 USD.
“Vàng đang thu hút một lượng lớn những nhà đầu tư đang tìm kiếm sự bảo vệ, vì họ nhận ra rằng sẽ không có giải pháp nhanh chóng cho tình hình Nga-Ukraine,” Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của công ty môi giới OANDA cho biết. “Vàng đang đi trên một con đường tăng giá rõ ràng. Tuy nhiên, sẽ có một số thời điểm kim loại quý này sẽ bị bán tháo mạnh mẽ do kỳ vọng FED tăng cường thắt chặt chính sách.”
Hôm 16/2, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Nga đã điều động các đơn vị quan trọng đến gần biên giới của Ukraine, mặc dù Moscow khẳng định rằng họ đang rút quân sau khi hoàn thành tập trận.
Căng thẳng địa chính trị gia tăng và dự đoán Mỹ tăng lãi suất đã đè nặng lên tâm lý trên thị trường tài chính, khiến các nhà đầu tư tìm kiếm những nơi trú ẩn an toàn như vàng.
Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi biên bản cuộc họp chính sách ngày 25-26/1 của ngân hàng trung ương Mỹ. Biên bản được cho là sẽ làm sáng tỏ hơn kế hoạch tăng lãi suất của các nhà hoạch định chính sách.
Theo một cuộc thăm dò của Reuters, Thị trường cho rằng FED sẽ bắt đầu chu kỳ thắt chặt chính sách của mình vào tháng 3, với mức tăng lãi suất 25 điểm cơ bản.
“Một khi FED bắt đầu tăng lãi suất và… nếu tăng nhanh hơn dự kiến, vàng sẽ giảm, nhưng không sâu”, nhà phân tích Bernard Dahdah tại Natixis nhận định.
Lãi suất tăng làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng vốn không có lợi suất.
Dữ liệu công bố hôm thứ Tư (16/2) cho thấy doanh số bán lẻ của Mỹ đã phục hồi mạnh trong tháng 1, nhưng giá cả cao hơn có thể làm giảm tác động đến tăng trưởng kinh tế trong quý này.
Triển vọng kỹ thuật giá vàng
Giá vàng hầu như không thay đổi trong tuần mặc dù biên độ dao động lên tới gần 2%. Kim loại quý này đã tăng hơn 5,5% so với mức thấp nhất của tháng 1. Ngày 15/2, giá đảo ngược mạnh khỏi ngưỡng kháng cự của xu hướng giá lên ở mức đỉnh tháng 11. Dù triển vọng dài hạn vẫn tích cực, song động lực cho đợt tăng hiện tại có thể đã đến lúc cạn kiệt. Một đợt giảm giá có thể mang lại nhiều cơ hội hơn khi căng thẳng địa chính trị giá tăng.
Đà tăng của vàng hiện đang tiếp cận ngưỡng kháng cự hợp lưu gần 1.830 USD. Khi giá vượt lên ngưỡng này, kim loại quý sẽ hướng tới đường xu hướng năm 2021 (trong vùng 1.840 USD) – được hỗ trợ bởi ngưỡng kháng cự quan trọng tại mức đóng cửa tuần cao nhất năm 2021 ở 1.849 USD/1.850 USD. Việc giá đóng cửa trên ngưỡng này là cần thiết để xác định một cú đột phá lớn hơn, với mức giá mục tiêu là mức đỉnh của tháng 11 năm ngoái tại 1.877 USD. Thực tế, vàng đã vượt qua và duy trì trên ngưỡng kháng cự này trong 3 ngày, với việc đạt mức cao trong ngày 15/2 tại 1.879 USD, trước khi đảo chiều và rơi khỏi ngưỡng kháng cự của xu hướng tăng.
Xem xét kỹ hơn về hành động giá cho thấy vàng tiếp tục giao dịch trong phạm vi giới hạn, được xác định bởi đường trung bình tăng dần từ mức đáy tháng 11/tháng 12 năm ngoái. Một tình huống đột phá giả có thể diễn ra ở đây, sau nỗ lực thất bại của ngày 15/2 trong việc phá vỡ ngưỡng kháng cự của xu hướng tăng.
Ngưỡng hỗ trợ ban đầu nằm ở mức đóng cửa tuần cao nhất năm 2021 ở 1.849 USD, được hỗ trợ chặt chẽ bởi mức thoái lui Fibonacci 38,2% của mức tăng cuối tháng 1 (về cơ bản cũng chính là phạm vi giao dịch từ đầu năm đến nay) ở 1.841 USD. Nếu giá trượt khỏi ngưỡng này sẽ có nguy cơ xảy ra sự điều chỉnh lớn hơn. Các mức hỗ trợ tiếp theo là mức đóng cửa ngày cao nhất tháng 7/2021 tại 1.829 USD, và mức thoái lui Fibonacci 61,8% tại 1.818 USD. Kháng cự ban đầu nằm dọc theo đường song song phía trên (hiện tại gần 1.867 USD). Giá vẫn cần đóng cửa trên ngưỡng 1.877 USD để có thể tiếp tục tăng về phía mức giá mở cửa năm 2021 ở 1.899 USD.
Sự bứt phá của vàng đã phản ứng với ngưỡng kháng cự của xu hướng tăng, và đà tăng hiện tại có thể dễ bị tổn thương khi giá nằm dưới mức đỉnh tuần. Như đã đề cập ở trên, một đợt giảm giá vào thời điểm hiện tại có thể mang lại nhiều cơ hội hơn. Việc giá phá vỡ lên trên ngưỡng 1.877 USD là cần thiết để đánh dấu sự phục hồi của xu hướng tăng trong dài hạn. Một đột phá lên trên các mức đỉnh có thể sẽ tạo đà cho một đợt tăng giá khác.
Về tâm lý giao dịch, các nhà giao dịch đang mua ròng, với tỷ lệ 2,15 (68,26% các nhà giao dịch mua ròng) – một động thái thường báo hiệu xu hướng giá xuống. Các vị thế mua cao hơn 9,57% so với một ngày trước, và giảm 3,97% so với tuần trước. Các vị thế bán thấp hơn 2,48% so với một ngày trước, và cao hơn 7,09% so với tuần trước. Giá vàng thường trái ngược với tâm lý đám đông, và việc các nhà giao dịch mua ròng cho thấy giá vàng có thể tiếp tục giảm. Nhà đầu tư mua ròng nhiều hơn một ngày trước nhưng ít hơn so với tuần trước. Sự kết hợp giữa giá vàng hiện tại và những thay đổi gần đây mang lại một xu hướng giao dịch trái chiều.
Trên các thị trường kim loại quý khác, giá bạc tăng 0,9% lên 23,56 USD/ounce. Giá bạch kim tăng 3,3% lên 1,059,60 USD và palladium tăng 1,4% lên 2.279,71 USD.
>> Tìm hiểu thêm: Cặp USD/TRY có xu hướng tăng lên 25 trong 12 tháng tới