Thị trường tiền số đã suy giảm mạnh mẽ trong ngày 19 tháng 4, với tổng vốn hóa thị trường mất gần 4% trong 24 giờ.

Ngay khi một số nhà phân tích nghĩ rằng Bitcoin (BTC) đang chuẩn bị xác nhận một thị trường tăng giá mới, thị trường tiền điện tử lại bất ngờ lao dốc trong bối cảnh không chắc chắn về quy định và các dấu hiệu cho thấy kinh tế vĩ mô suy yếu.
Nội dung bài viết
Vốn hóa thị trường tiền điện tử giảm 4%, Bitcoin sát ngưỡng 29.000 USD
Giá Bitcoin chạm mức thấp nhất trong 7 ngày vào ngày 19 tháng 4 ở mức 29.158 USD sau khi không duy trì được mức quan trọng 30.000 USD. Tại thời điểm viết bài, khi đồng tiền số này bước vào giờ giao dịch sáng 20 tháng 4 theo giờ châu Á, đồng tiền số này thậm chí đã giảm xuống dưới ngưỡng 29.000 USD. Hơn nữa, một số nhà giao dịch lo lắng rằng một đợt điều chỉnh tiếp theo có thể khiến BTC quay trở lại mức thấp nhất của thị trường giá xuống.

Những lo lắng tương tự cũng xuất hiện khi giá Ether (ETH) giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 7 ngày là 1.972 USD dù số tiền người dùng gửi vào hợp đồng thông minh hiện đã vượt quá số tiền rút ra kể từ khi triển khai bản cập nhật Shapella tới nay. Trước đó, ETH đã đạt mức cao 2.100 USD, mức cao nhất trong 11 tháng.
Những lo ngại về vấn đề quy định của Hoa Kỳ
Vào ngày 18 tháng 4, Chủ tịch SEC Gary Genseler đã có phiên điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Hoa Kỳ. Điều này có khả năng khiến các nhà giao dịch tiền điện tử hoảng sợ.
Trong phiên điều trần, ông Gensler đã từ chối đưa ra đáp án dứt khoát cho câu hỏi liệu Ethereum là hàng hóa hay chứng khoán mặc dù các thành viên ủy ban đã nhiều lần đặt ra câu hỏi này.
Trước đó, vào ngày 17 tháng 4, SEC đã đệ đơn kiện sàn giao dịch tiền điện tử Bittrex. Đơn kiện cáo buộc Bittrex đang hoạt động như một sàn giao dịch chứng khoán, nhà môi giới và công ty thanh toán bù trừ quốc gia chưa đăng ký.
Ông Gensler cảnh báo: “Nếu lĩnh vực này có bất kỳ cơ hội tồn tại và thành công nào, thì đó là do các quy tắc và luật lệ đã được kiểm chứng qua thời gian để bảo vệ nhà đầu tư. Đừng cho tay vào túi khách hàng, sử dụng tiền của họ cho nền tảng của chính bạn.”
Giọng điệu cứng rắn của FED và nguy cơ suy thoái kinh tế
Bất chấp những lo ngại về một cuộc khủng hoảng ngân hàng và hy vọng về một sự thay đổi theo chiều hướng ôn hòa, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Jerome Powell dường như vẫn giữ nguyên cam kết chống lại lạm phát thông qua các đợt tăng lãi suất tiếp theo.
Ông Powell và FED tiếp tục nhắc lại mục tiêu đưa lạm phát xuống mức mục tiêu 2%. Trong một cuộc họp báo vào ngày 28 tháng 3, Powell khẳng định: “Chúng tôi vẫn cam kết đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% và giữ vững kỳ vọng lạm phát dài hạn. Việc hạ nhiệt lạm phát có thể đòi hỏi một giai đoạn tăng trưởng yếu và một số điều kiện thị trường lao động được nới lỏng. Khôi phục sự ổn định vật giá là điều cần thiết để tạo tiền đề đạt được trạng thái toàn dụng việc làm và giá cả ổn định trong thời gian dài hơn.”
Thị trường dường như đồng ý rằng lãi suất sẽ tiếp tục tăng với cuộc họp tiếp theo của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) dự kiến vào ngày 3 tháng 5 năm 2023.
Đây cũng sẽ là một ngày quan trọng đối với các nhà đầu tư tiền điện tử vì lĩnh vực này vẫn có mối tương quan cao với chỉ số Dow và S&P 500.

Trong khi đó, FED vẫn đang phải gồng minh chống chọi với những cơn gió ngược khi các ngân hàng lớn vẫn dự đoán Hoa Kỳ sẽ trải qua một cuộc suy thoái nghiêm trọng vào một thời điểm nào đó trong năm 2023. Điều này có khả năng sẽ đẩy giá tài sản rủi ro, bao gồm cả tiền điện tử, xuống thấp.
Theo phân tích của U.S. Bank, tâm lý nhà đầu tư về tình trạng hiện tại của nền kinh tế vẫn ở mức thấp và có xu hướng đi xuống.

Theo U.S. Bank, “lạm phát, lãi suất và thu nhập vẫn là yếu tố then chốt đối với lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Lạm phát dai dẳng, lãi suất tăng và sự không chắc chắn về tốc độ tăng trưởng thu nhập vào năm 2023 vẫn là những trở ngại đối với việc thị trường chứng khoán đi lên.”