Phân tích kỹ thuật USD/JPY, BOJ, PCE
- Đồng Yên Nhật đứng giá khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vẫn giữ lập trường ôn hòa
- Rủi ro từ bàn tay can thiệp của BOJ vẫn là mối đe dọa lớn khiến USD/JPY dễ “bay màu” trong thời gian tới
- Tiêu điểm chú ý: Thống đốc BOJ Kuroda và chỉ số PCE, thước đo lạm phát ưa thích của Fed
Đồng Yên Nhật đứng giá sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản giữ nguyên tất cả các chế độ chính sách vào tháng 10. Điều này đã khiến mức mục tiêu lãi suất cân đối chính sách và lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật kỳ hạn 10 năm lần lượt đứng ở mức -0,1% và 0,0%. Giới trader có lẽ rất muốn nghe về những nỗ lực can thiệp của chính phủ Nhật Bản vào thị trường ngoại hối để nâng giá đồng tiền này.
Tuy nhiêm, BOJ lại rất kiệm lời. Nhà băng này nói rằng họ cần phải theo dõi thị trường forex và tác động của thị trường đó đối với nền kinh tế. Có một điều ngày càng thú vị là BOJ đã điều chỉnh dự báo CPI cơ bản cho năm tài chính 2022 lên cao hơn, từ mức 2,3% trước đó lên 2,9%. Vào hồi tuần trước, số liệu lạm phát Nhật Bản trong tháng 9 đã bất ngờ tăng cao hơn dự kiến. Trong khi đó, chính phủ Nhật đã công bố một gói kích thích kinh tế 200 tỷ USD để đối phó với lạm phát.
Bất chấp động thái này và việc nâng nhẹ dự báo lạm phát đối với năm tài chính 2023 và 2024, ngân hàng trung ương Nhật vẫn tuyên bố rằng họ sẽ “nới lỏng thêm mà không do dự nếu cần”. Do đó, BOJ sẽ tiếp tục là một thành viên “lạc loài” trong nhóm các nước phát triển. Về cơ bản, lập trường quá mức ôn hòa của ngân hàng trung ương này có thể sẽ tiếp tục tạo áp lực đè nặng lên đồng Yên Nhật.
Giờ đây, mọi sự chú ý đều đổ dồn vào cuộc họp báo của Thống đốc Haruhiko Kuroda lúc 6:30 theo giờ GMT. Lưu ý răng sau quyết định tỷ lãi suất gần đây nhất của BOJ, Bộ Tài chính Nhật Bản đã tiến hành động thái can thiệp đầu tiên trong nhiều thập kỷ qua để củng cố sức mạnh đồng Yên. Do đó, các trader nên có những chiến lược thận trọng tại thời điểm này. Nếu phía Nhật Bản lại có những động thái can thiệp tương tự thì tỷ giá USD/JPY có thể rung lắc rất khó đoán.
Xa hơn nữa, trọng tâm chú ý của thị trường sẽ chuyển sang thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang. Vào lúc 12:30 theo giờ GMT, chỉ số PCE cơ bản dự kiến sẽ được công bố ở mức 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng từ mức 4,9% trong kỳ trước. Nếu kết quả thực tế đủ cao thì rất có thể Fed sẽ theo đuổi chiến lược thắt chặt quyết liệt hơn, từ đó đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng cao hơn trở lại sau vài ngày sụt giảm vừa qua. Điều đó cũng sẽ có thể tạo động lực tăng giá cho USD/JPY.
Nội dung bài viết
Phản ứng của USD/JPY trước sự can thiệp của BOJ
Phân tích kỹ thuật USD/JPY – Biểu đồ hàng ngày
Trên biểu đồ hàng ngày, USD/JPY đang đứng yên ngay trên mức đỉnh ngày 22 tháng 9 ở mức 145,903. Mức giá này hiện được coi là ngưỡng hỗ trợ mới. Tỷ giá USD/JPY gần đây đã đóng cửa dưới Đường trung bình động đơn giản 20 ngày, hàm ý cặp đôi này có khả năng giảm giá trong ngắn hạn. Tuy nhiên, diễn biến tiếp theo trên thị trường đã lặng ngắt như tờ. Ở phía bên dưới, đường SMA 50 ngày có thể giữ vai trò hỗ trợ, duy trì xu hướng tăng giá trên bình diện chung. Mức kháng cự chính là mức mở rộng Fibonacci 61,8% tại khu vực 149,937.